Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Sinh học 12 cd bài 10: Mối quan hệ giữa kiểu gene, môi trường và kiểu hình

3. VẬN DỤNG (4 CÂU)

Câu 1: Thường biến được ứng dụng trong thực tiễn như thế nào?

Câu 2: Lấy một ví dụ về thường biến được ứng dụng ở người.

Câu 3: Mức phản ứng được ứng dụng trong thực tiễn như thế nào?

Câu 4: Lấy một ví dụ ứng dụng của mức phản ứng trong thực tiễn.


Câu 1: 

Hiểu biết về tương tác giữa môi trường và kiểu gene của tính trạng đa gene trong sự biểu hiện kiểu hình có ý nghĩa quan trọng và được ứng dụng vào thực tiễn. Thường biến được áp dụng trong chăn nuôi, trồng trọt để đạt được năng suất tối đa. Việc áp dụng đúng quy trình kĩ thuật có thể giúp tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm của cùng một loại giống cây trồng hoặc vật nuôi. Các yếu tố môi trường như chế độ dinh dưỡng, chăm sóc y tế,... có thể tác động tích cực đối với sự biểu hiện kiểu hình của kiểu gene gây bệnh.

Câu 2:

Một ví dụ về thường biến được ứng dụng ở người liên quan đến bệnh phenylketonuria (PKU), một bệnh do rối loạn chuyển hoá phenylalanine, hình thành chất gây độc hệ thần kinh. Người có kiểu gene đồng hợp về allele đột biến (aa) biểu hiện kiểu hình bệnh. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán và phát hiện sớm trước sinh, người có kiểu gene aa được áp dụng chế độ ăn giảm thiểu phenylalanine ngay từ khi sinh ra thì người đó không biểu hiện kiểu hình bệnh PKU.

Câu 3: 

Mức phản ứng được áp dụng trong việc đánh giá được khả năng di truyền của những biến dị ở sinh vật và được ứng dụng trong chọn tạo giống. Do mức phản ứng được quyết định bởi kiểu gene, việc lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi cần dựa vào đặc điểm di truyền của giống để phù hợp với nhu cầu khác nhau trong sản xuất nông nghiệp. 

Câu 4: 

Ví dụ: Giống lợn Móng Cái có thể để 10 - 14 con/lứa, giống lợn Bản và lợn Cỏ chỉ đẻ 6 - 7 con/lứa; giống lợn ngoại Landrace có thể đạt 80 - 100 kg sau 5 - 6 tháng nhưng giống lợn Ỉ chỉ đạt khối lượng cơ thể tối đa 40 - 50 kg khi được nuôi trên 12 tháng. Dựa trên cơ sở đó, nhà chăn nuôi lựa chọn được giống lợn phù hợp với việc nuôi để lấy thịt hoặc để gia tăng kích thước đàn vật nuôi. Bên cạnh đó, các kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt được áp dụng phù hợp với đặc điểm di truyền của giống để đạt hiệu quả, tránh lãng phí. 


Bình luận

Giải bài tập những môn khác