Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Lịch sử 9 KNTT bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1918 – 1930

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Theo em, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có những điểm hạn chế nào?

Câu 2: Đánh giá vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?

Câu 3: Đánh giá tác động của phong trào đấu tranh của nông dân trong những năm 1918- 1930 đối với cuộc cách mạng Việt Nam.


Câu 1:

Năm 1928 sau khi phong trào “vô sản hóa” diễn ra phong trào công nhân phát trển mạnh mẽ và nổ ra ở nhiều nơi, không chỉ bó hẹp trong 1 phạm vi mà đã bắt đầu có sự liên kết thành phong trào chung. Cùng với bãi công của công nhân, các cuộc đấu tranh của nông dân, tiểu thương, tiểu chủ, học sinh cũng diễn ra ở một số nơi.

=> Sự phát triển của phong trào công nhân, phong trào yêu nước đòi hỏi phải có sự thành lập Đảng cộng sản Lúc này Hội VNCM Thanh niên đã không còn đủ sức đề lãnh đạo phong trào CM đang lên cao trong cả nước, nội bộ của Hội đã diễn ra cuộc đấu tranh dẫn đến sự phân hóa tích cực, hình thành nên 2 tổ chức cộng sản.

Câu 2:

- Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị: tuyên truyền lí luận cách mạng giải phóng dân tộc trong phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.

- Chuẩn bị về tổ chức: xây dựng đội ngũ cán bộ và hệ thống tổ chức, đưa đến sự ra đời các tổchức cộng sản, từ đó hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 3:

- Sau Thế chiến thứ nhất, đời sống nông dân Việt Nam ngày càng khốn khó do chính sách bóc lột của thực dân Pháp. Phong trào đấu tranh của nông dân xuất hiện mạnh mẽ ở nhiều địa phương.

- Các cuộc khởi nghĩa như Khởi nghĩa Phan Xích Long (1913), phong trào nông dân ở Nghệ An, Hà Tĩnh đã chứng minh sự phát triển của ý thức đấu tranh dân tộc.

- Phong trào nông dân đã góp phần lan tỏa tinh thần yêu nước, tạo điều kiện cho sự phát triển của các phong trào đấu tranh dân tộc sau này. Đây là lực lượng đông đảo, quyết định đến thành công của các cuộc cách mạng trong giai đoạn sau.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác