Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao địa lí 9 CTST bài 23: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Sưu tầm thông tin, tài liệu trên sách, báo, internet và trình bày về Luật Biển Việt Nam 2012.

Câu 2: Sưu tầm thông tin, tài liệu trên sách, báo, internet và trình bày về Công ước  Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.


Câu 1: 

Luật Biển Việt Nam 2012 quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo.

- Luật Biển Việt Nam năm 2012 là văn kiện pháp lý cần thiết và quan trọng trong tiến trình xây dựng luật pháp và pháp điển hóa của Việt Nam liên quan đến các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

- Việc thông qua Luật Biển Việt Nam đã:

+ Tạo cơ sở pháp lý quan trọng để Nhà nước thực thi và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển đảo

+ Tạo hành lang pháp lý quan trọng để xác lập quy chế pháp lý các vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, cũng như điều chỉnh các hoạt động trong vùng biển của Việt Nam

+ Là cơ sở để Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ trương, chính sách của Việt Nam đối với việc giải quyết các tranh chấp quốc gia trên biển bằng các biện pháp hòa bình, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, thịnh vượng khu vực và quốc tế, tạo môi trường thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước

Câu 2: 

Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) được coi là hiến chương về đại dương, điều chỉnh các vấn đề phân định vùng biển và bảo vệ môi trường biển. Công ước thiết lập các vùng biển như nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng đáy biển quốc tế, với nguyên tắc "đất thống trị biển".

UNCLOS gồm 17 phần, 320 điều và 9 phụ lục, điều chỉnh tất cả khía cạnh liên quan đến không gian biển, từ phân định biển đến bảo vệ môi trường và nghiên cứu khoa học. Mục tiêu chính của UNCLOS là tạo điều kiện cho giao thông quốc tế, sử dụng hòa bình các nguồn tài nguyên biển và bảo vệ môi trường.

Công ước quy định nhiều nguyên tắc của luật môi trường quốc tế, đặc biệt là trong Phần XII về bảo vệ môi trường biển. Các cơ quan hỗ trợ bao gồm Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa (CLCS), Cơ quan quyền lực Đáy đại dương (ISA), Tòa án Luật Biển Quốc tế (ITLOS), và Quỹ tín thác ITLOS.

UNCLOS yêu cầu các quốc gia thành viên tuân thủ các cam kết bảo vệ và bảo tồn môi trường biển. Việt Nam, như một quốc gia thành viên, cần thực hiện các nghĩa vụ chung và cụ thể theo quy định của Công ước, góp phần vào bảo vệ tài nguyên biển và môi trường.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác