Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 9 CTST bài 5: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Nguyễn Đình Chiểu)

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Chi tiết như “bẻ cây làm gậy” và “nhắm làng xông vô” thể hiện điều gì?

Câu 2: Nhân vật Lục Vân Tiên hiện lên với những phẩm chất nào? Đó có phải là phẩm chất của người anh hùng không? Vì sao? 

Câu 3: Phân tích một số chi tiết miêu tả hành động, lời nói của Lục Vân Tiên để làm rõ ý kiến của em

Câu 4:Vì sao Lục Vân Tiên đề nghị Kiều Nguyệt Nga “khoan khoan ngồi đó chớ ra”?

Câu 5: Tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua văn bản? Ngày nay, thông điệp ấy có còn giá trị không? Vì sao?


Câu 1:

Chi tiết "bẻ cây làm gậy" và "nhắm làng xông vô" trong truyện Lục Vân Tiên thể hiện sự quyết đoán, nhanh nhẹn và lòng dũng cảm của chàng. Khi thấy Kiều Nguyệt Nga gặp nguy hiểm, Lục Vân Tiên không hề do dự mà lập tức hành động, dù có thể đối diện với nguy hiểm. Hành động "bẻ cây làm gậy" cho thấy chàng không chỉ dũng cảm mà còn là người có khả năng ứng phó nhanh chóng với tình huống. Còn việc "nhắm làng xông vô" thể hiện sự quyết tâm, dứt khoát và sẵn sàng đối mặt với mọi thử thách để cứu người mình yêu. Tất cả đều phản ánh tính cách anh hùng, sẵn sàng hy sinh vì người khác của Lục Vân Tiên.

Câu 2:

- Lục Vân Tiên hiện lên là một chàng trai tài giỏi, trượng nghĩa, có học thức và trọng lễ giáo phong kiến. 

- Đó là những phẩm chất của một người anh hùng. 

- Điều đó được thể hiện qua hành động, lời nói của Vân Tiên. 

- Phân tích một số chi tiết miêu tả hành động, lời nói của Lục Vân Tiên: 

+ Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô: sự nhanh trí, gan dạ của Lục Vân Tiên. 

+ Kêu rằng: Bớ đảng hung đồ/Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân - bản lĩnh của một người quân tử, trước khi ra tay chàng đã nêu rõ lý do là vì chính nghĩa, không phải là hành vi đánh lén. 

+ Trận đánh diễn ra cay cấn: bốn phía phủ vây bịt bùng vô cùng nguy hiểm đối với Lục Vân Tiên. Nhưng chàng vẫn tả xung hữu đột chẳng khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang. 

- Lục Vân Tiên gặp và trò chuyện với Kiều Nguyệt Nga 

+ Khi nghe tiếng khóc ở trong xe, Lục Vân Tiên hỏi: Ai than khóc ở trong xe này? 

+ Người bên trong trả lời rõ sự tình: Tôi thiệt người ngay/Sa cơ nên mới lầm tay hung đồ. Lục Vân Tiên ngăn không cho hai cô gái ra ngoài: Khoan khoan ngồi đó chớ ra/Nàng là phận gái ta là phận trai: giữ đúng chuẩn mực đạo đức, nam nữ thụ thụ bất thân. 

+ Lục Vân Tiên hỏi thăm tên tuổi, xuất thân và lý do vì sao gặp nạn trên đường. Khi nghe Kiều Nguyệt Nga bày tỏ mong muốn Lục Vân Tiên cùng đi đến gặp cha để đền ơn, Lục Vân Tiên nghe vậy từ chối: Làm ơn há dễ trông người trả ơn… Làm người thế ấy cũng phi anh hùng. 

Câu 3:

Hành động trượng nghĩa của Lục Vân Tiên:Đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga

+ Hoàn cảnh: trên đường đi thi, ghé về thăm nhà.

+ Tình thế: đơn độc (một mình) tay không.

+ Thái độ: bất bình

+ Hành động: bẻ cây làm gậy, xông vô

+ Lời nói: “kêu rằng ..... hại dân”.

=> dũng cảm, nghĩa khí, mang khí phách của người anh hùng. Tính cách anh hùng, tài năng, vị nghĩa.

Câu 4:

Lục Vân Tiên đề nghị Kiều Nguyệt Nga ""khoan khoan ngồi đó chớ ra"" vì sự khác biệt về danh phận giữa hai người. Khi đó, Lục Vân Tiên nhận thức rõ về sự phân biệt giữa phận trai và phận gái trong xã hội phong kiến, nơi mà vai trò và hành vi của nam và nữ phải được phân định rõ ràng. Lời nói của Lục Vân Tiên thể hiện sự tôn trọng đối với phẩm giá và danh dự của Kiều Nguyệt Nga, đồng thời là cách để bảo vệ nàng khỏi những tình huống có thể gây hổ thẹn hoặc không thích hợp với xã hội thời bấy giờ.

Ngoài ra, điều này cũng phản ánh quan niệm truyền thống về sự khiêm tốn và e dè của phụ nữ trong các mối quan hệ xã hội, nhất là khi giao tiếp với đàn ông lạ. Việc giữ khoảng cách này không chỉ thể hiện phép tắc, mà còn là cách bảo vệ sự trong sạch và danh dự của nàng.

Câu 5:

- Qua văn bản, tác giả gửi gắm thông điệp: Xem trọng tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội: tình cha con, mẹ con, nghĩa vợ chồng, tình bè bạn, tình yêu thương cưu mang những người gặp cơn hoạn nạn. Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khổ phò nguy. Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời (kết thúc có hậu của truyện; thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà). 

- Ngày nay, thông điệp ấy vẫn còn mang giá trị sâu sắc. Bởi vì: Con người luôn cần và luôn hướng tới cái đẹp – đó là quy luật của cuộc sống. Cùng với những phẩm chất cao quý khác của nhân cách con người, lòng dũng cảm cần được giữ gìn, vun đắp để nó tồn tại mãi trong cuộc đời này. 


Bình luận

Giải bài tập những môn khác