Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 9 cd bài 8: Thực hành tiếng Việt câu rút gọn và câu đặc biệt

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Hãy nêu một số trường hợp cụ thể mà câu đặc biệt thường được sử dụng.

Câu 2: Chuyển đổi câu sau thành câu rút gọn: "Cô giáo đã dạy chúng tôi bài học rất hay."?

Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn sử dụng ít nhất ba câu rút gọn?

Câu 4: Cho ví dụ về câu đặc biệt và giải thích tại sao nó được coi là câu đặc biệt?

Câu 5: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 từ) sử dụng cả câu rút gọn và câu đặc biệt để thể hiện một ý tưởng cụ thể?


Câu 1: 

- Trả lời câu hỏi: Khi trả lời những câu hỏi đơn giản, câu đặc biệt thường được dùng để đáp lại một cách ngắn gọn.

Ví dụ: "Có ai ở nhà không?" - "Có!"

- Diễn đạt cảm xúc: Khi thể hiện cảm xúc hoặc trạng thái mà không cần phải nêu rõ chủ ngữ.

Ví dụ: "Thật tuyệt!" (Diễn đạt sự hài lòng).

- Kêu gọi hoặc mời gọi: Trong các tình huống kêu gọi, câu đặc biệt có thể được dùng để tạo sự chú ý.

Ví dụ: "Lên nào!" (Mời gọi mọi người tham gia).

- Nhấn mạnh thông tin: Khi muốn nhấn mạnh một điều gì đó mà không cần phải có chủ ngữ.

Ví dụ: "Rất đẹp!" (Nhấn mạnh vẻ đẹp của một cảnh vật).

Câu 2: 

Câu rút gọn: "Cô giáo đã dạy bài học rất hay."
Giải thích: Trong câu rút gọn, cụm từ "chúng tôi" đã được lược bỏ nhưng ý nghĩa của câu vẫn được giữ nguyên.

Câu 3: 

Tiếng trống trường vang lên rộn rã, báo hiệu giờ ra chơi của chúng em đã đến. Sân trường đang lặng thinh, im ắng bỗng trở nên rộn rã bởi tiếng cười, tiếng nói của các cô cậu học trò. Góc ghế đá sân trường, các bạn nữ ngồi thầm thì nhỏ to với những câu chuyện vui vẻ. Rất nhiều bạn học sinh khác chọn không gian ở căng tin canh sân trường để tranh thủ ăn sáng hoặc cùng ngồi uống nước, nghỉ ngơi sau giờ học căng thẳng. Rộn ràng nhất là góc sân trường, mọi người đang tổ chức rất nhiều trò chơi vui nhộn. Nhảy dây. Kéo co. Chơi bóng rổ. Tất cả tạo nên một bức tranh nhộn nhịp, vui tươi về giờ ra chơi dưới sân trường.

 → Câu rút gọn:  Nhảy dây. Kéo co. Chơi bóng rổ.

Câu 4: 

Ví dụ: "Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hát vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kì diệu."

Câu đặc biệt ở ví dụ này là "Mùa xuân!" bởi nó không được cấu tạo với đầy đủ chủ ngữ - vị ngữ và được dùng để xác định thời gian. 

Câu 5: 

Đẹp quá! Cánh đồng quê lúa quê hương trước mặt khiến Hương phải thốt lên vì quá thích thú. Sau một thời gian dài xa quê, nay cô mới có dịp về quê hương, hít hà không khí đồng quê thơm mát dễ chịu. Từ trên bờ, cô tranh thủ ngắm nhìn rồi chụp ảnh, ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ này. Xa quê, nhớ nhà, nhớ cánh đồng lúa quê hương. Đó là tất cả những cảm giác mà Hương luôn ghi nhớ trong lòng. Cô vẫn luôn ao ước được trở về với ký ức tuổi thơ, sống trọn với cảm giác quê hương gần gũi, thân thương. 

Câu đặc biệt: Đẹp quá!

Trạng ngữ: Từ trên bờ,

Câu rút gọn: Xa quê, nhớ nhà, nhớ cánh đồng lúa quê hương.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác