Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu ngữ văn 12 kntt bài bài 7: Nghệ thuật băm thịt gà (Trích Việc làng – Ngô Tất Tố)

II. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Hãy phân tích cách Ngô Tất Tố sử dụng chi tiết miêu tả trong đoạn trích để thể hiện “nghệ thuật băm thịt gà.”

Câu 2: Tác giả đã sử dụng giọng điệu như thế nào khi miêu tả công việc băm thịt gà?

Câu 3: Hình ảnh "nghệ thuật băm thịt gà" có ý nghĩa ẩn dụ gì?

Câu 4: Giới thiệu về tập thơ Nhật ký trong tù


Câu 1: 

Ngô Tất Tố trong đoạn trích "Nghệ thuật băm thịt gà" đã sử dụng chi tiết miêu tả tỉ mỉ và giọng điệu trào phúng để khắc họa công việc tưởng chừng đơn giản – băm thịt gà – trở thành một "nghệ thuật" đầy ấn tượng. Từng bước trong quá trình băm gà được tái hiện chi tiết, từ việc chọn dao, chọn thớt, chia phần sỏ gà, phao câu, đến cách băm từng miếng thịt sao cho đều và đẹp. Những miếng thịt gà được so sánh sống động như "tập cánh con bươm bướm," nhấn mạnh sự khéo léo của thằng Mới. Tuy nhiên, giọng văn hài hước, mỉa mai của tác giả không chỉ tán dương kỹ năng của nhân vật mà còn ngầm phê phán tính hình thức nặng nề và sự bất công trong phong tục làng quê phong kiến. Qua chi tiết miêu tả sinh động này, Ngô Tất Tố không chỉ mang lại giá trị nghệ thuật mà còn truyền tải ý nghĩa hiện thực và thông điệp phê phán xã hội sâu sắc.

Câu 2: 

Tác giả sử dụng giọng điệu hài hước, trào phúng để miêu tả công việc băm thịt gà. Cách kể vừa nghiêm túc vừa mỉa mai đã làm nổi bật sự lố bịch của việc cường điệu hóa một công việc đời thường, đồng thời châm biếm các hủ tục và lề thói tính toán ích kỷ trong làng quê phong kiến.

Câu 3: 

Hình ảnh "nghệ thuật băm thịt gà" là ẩn dụ cho cách phân chia quyền lợi trong xã hội phong kiến. Sự tỉ mỉ và tính toán chi ly trong việc chia thịt gà phản ánh thực trạng phân hóa giàu nghèo, bất công, và tính toán vụ lợi của tầng lớp chức sắc trong làng xã.

Câu 4: 

Ngục trung nhật kí gồm 133 bài thơ chữ Hán (không kể bốn câu mang tính chất đề từ), được viết trong thời kì Hồ Chí Minh bị chính quyền Quốc dân đảng ở Trung Quốc giam cầm (từ mùa thu năm 1942 đến mùa thu năm 1943). Ngục trung nhật kí, như nhan đề cho thấy, trước hết là một tập nhật kí, ghi lại những trải nghiệm, nỗi lòng và suy ngẫm của tác giả suốt thời gian bị đoạ đày trong tù ngục nơi đất khách. Tập thơ giàu phẩm chất nghệ thuật, thể hiện được tầm vóc của một nhà thơ lớn và các đức tính cao quý của một nhân cách lỗi lạc.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác