Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Lịch sử 9 CTST bài 13: Một số nước ở châu Á từ năm 1945 đến năm 1991

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Theo em, sự thay đổi quan trọng nhất của Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

Câu 2: Em hãy nhận xét về tinh thần đánh đuổi giặc ngoại xâm của toàn thể nhân dân Đông Nam Á. 

Câu 3:Thành tựu trong cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay đã để lại những bài học kinh nghiệm gì cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?

Câu 4: Cho biết màu sắc trên Quốc kì nước Cộng hòa In-đô-nê-xi-a có ý nghĩa gì?

Câu 5: Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN có ý nghĩa gì?


Câu 1:

Thay đổi quan trọng nhất của Ấn Độ sau chiến tranh thế giới thứ hai là: từ một nước thuộc địa của Anh, Ấn Độ đã trở thành một quốc gia độc lập.

Câu 2: 

+ Trước diễn biến bị xâm lược bởi các nước phương Tây các quốc gia Đông Nam Á đã đứng lên đấu tranh đánh đuổi giặc ngoại xâm để đòi lại sự tự do, quyền hạn vốn thuộc về quốc gia của mình.

+ Nhân dân phải chịu sự bóc lột, các chính sách khai thác dã man của các nưuóc thực dân nên các phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi từ khi thực dân châu Âu nổ súng xâm lược. 

+ Với lòng yêu nước,tinh thần chiến đấu quật cường, toàn thể nhân dân các quốc gia Đông Nam Á đã tự nguyện tham gia vào hàng ngũ yêu nước, chiến đấu chống lại kẻ thù chung, nhằm hoàn thành một ước nguyện là góp một phần sức lực nhỏ bé của mình công cuộc bảo vệ sự tồn vong của quốc gia dân tộc.

 Các phong trào đấu tranh dánh đuổi giặc ngoại xâm là sự thể hiện truyền thống yêu nước nồng nàn, là đỉnh cao của tinh thần quật cường của nhân dân các nước Đông Nam Á.

Câu 3:

- Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã có bước phát triển vượt bậc về mọi mặt, đặc biệt là từ sau cải cách mở cửa năm 1978. Có được những thành công đó là do Trung Quốc đã kiên trì thực hiện công cuộc đổi mới và tiến hành cải cách hành chính (CCHC) một cách sâu rộng và đồng bộ trên các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Từ năm 1982 đến nay, Trung Quốc đã tiến hành sáu cuộc cải cách với quy mô lớn. Kết quả thu được khá toàn diện trên các lĩnh vực của hệ thống hành chính; thể chế hành chính quan liêu bao cấp đã chuyển mạnh sang thể chế hành chính thích ứng với cơ chế thị trường xã hội chủ nghĩa (XHCN).

- Trung Quốc và Việt Nam là hai nước đang từng bước xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, đều đang tiến hành CCHC. Kinh nghiệm của Trung Quốc là bài học có giá trị đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam:

+ Sự lãnh đạo, chỉ đạo kiên quyết của Đảng cộng sản Việt Nam.

+ Cải cách bắt đầu từ thay đổi nhận thức.

+ Biện pháp triển khai thực hiện cần tiến hành một cách kiên trì, lâu dài và đồng bộ, toàn diện trong toàn bộ hệ thống hành chính.

+ Xây dựng bộ máy nhà nước đủ năng lực, có khả năng thích ứng với yêu cầu mới.

Câu 4:

Ý nghĩa màu sắc trên Quốc kì nước Cộng hòa In-đô-nê-xi-a: Trên quốc kì In-đô-nê-xi-a, hai màu đỏ và trắng được cho là tạo ra bởi những người đấu tranh chống thực dân Hà Lan vì độc lập, tự do của nhân dân In-đô-nê-xi-a. Họ đã thể hiện tinh thần dân tộc qua việc bỏ đi dòng kẻ màu xanh trên lá cờ có ba màu của Hà Lan.

Câu 5:

Ý nghĩa của sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN:

- Là dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của ASEAN.

- Đó không chỉ là sự tăng thêm số lượng các thành viên mà còn thúc đẩy nhanh quá trình thực hiện mục tiêu xây dựng ASEAN trở thành “ngôi nhà chung” của các quốc gia Đông Nam Á. 


Bình luận

Giải bài tập những môn khác