Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Lịch sử 12 kntt bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)

Câu 1: Em hãy cho biết, trong giai đoạn đầu của Đổi mới, nông nghiệp đã đạt được những thành tựu gì nổi bật?

Câu 2: Công cuộc Đổi mới Ở Việt Nam từ năm 1986- nay đã tác động như thế nào đến đời sống xã hội Việt Nam?

Câu 3: Theo em, nền văn hóa chúng ta đang xây dựng có đặc điểm gì?

Câu 4: Em hãy chứng minh: “Quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trong công cuộc Đổi mới đạt được những thành tựu to lớn”


Câu 1:

Nông nghiệp là ngành đầu tiên đạt được những thành tựu lớn trong giai đoạn đầu của Đổi mới. Đặc biệt:

- Chính sách khoán 10 (1988) giúp giao đất sản xuất cho nông dân, tạo điều kiện tự chủ trong sản xuất nông nghiệp.

- Từ một nước thiếu lương thực, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới từ đầu thập niên 1990.

- Sản lượng lúa và các sản phẩm nông nghiệp khác liên tục tăng, góp phần ổn định kinh tế và đời sống người dân.

Câu 2: 

- Mức sống của người dân được cải thiện rõ rệt nhờ sự phát triển kinh tế, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.

- Tỷ lệ nghèo đói giảm đáng kể.

- Hệ thống y tế, giáo dục được chú trọng đầu tư và phát triển.

- Các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy, đồng thời các giá trị văn hóa mới trong bối cảnh hội nhập quốc tế cũng được tiếp thu.

Câu 3: 

- Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, với nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội.

- Kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những thành tựu, tinh hoa văn hóa nhân loại, phấn đấu xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực, lối sống và thẩm mỹ ngày càng cao. 

Câu 4: 

- Hội nhập quốc tế được thực hiện thiết thực và hiệu quả song phương cũng như đa phương, cả trong khu vực và phạm vi toàn cầu. Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, theo nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường toàn cầu.

- Ngoại giao song phương tạo tiền đề để Việt Nam phát huy vai trò trên diễn đàn đa phương, qua đó, tạo thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng hơn.

- Việt Nam tham gia nhiều tổ chức, diễn đàn khu vực, là thành viên chủ động, tích cực, có trách nhiệm cao trong các tổ chức quốc tế. Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vào các cơ quan quan trọng của Liên hợp quốc.

- Vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên thế giới, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước trong thời kì mới.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác