Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Lịch sử 12 ctst bài 1: Liên hợp quốc

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Trình bày vai trò của Liên hợp quốc trong việc đảm bảo quyền con người, phát triển văn hoá, xã hội

Câu 2: Nêu vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hoà bình, an ninh quốc tế.

Câu 3: Hãy trình bày vai trò của Liên hợp quốc trong thúc đẩy phát triển kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế, cũng như trong việc nâng cao đời sống người dân.

Câu 4: Hãy trình bày quá trình Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc.

Câu 5: Tìm hiểu quyền phủ quyết (veto) của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc


Câu 1: 

- Về quyền con người: Năm 1948, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền, khẳng định những quyền cơ bản của con người. Văn kiện này làm cơ sở cho việc ra đời hơn 80 công ước và tuyên bố quốc tế về quyền con người, trong đó có Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá; Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị,... nhằm đảm bảo việc thực thi quyền con người, xây dựng một thế giới an toàn và công bằng hơn.

- Về văn hoá, xã hội:

+ Các cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc như Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO),... đã góp phần thắt chặt sự hợp tác về giáo dục, khoa học, văn hoá, xã hội giữa các quốc gia thành viên, đảm bảo quyền có việc làm, quyền được chăm sóc y tế,... của người dân.

+ Các quỹ, chương trình của Liên hợp quốc như Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP),... đã thúc đẩy giải quyết các vấn đề thách thức toàn cầu, chú trọng các vấn đề giáo dục, nhân đạo,...

Câu 2:

- Liên hợp quốc đã góp phần giải quyết xung đột và tranh chấp ở nhiều khu vực, khôi phục hoà bình và hỗ trợ tái thiết ở nhiều quốc gia.

- Liên hợp quốc góp phần thúc đẩy quá trình phi thực dân hoá, xoá bỏ chủ nghĩa thực dân trên phạm vi toàn cầu, thủ tiêu các hình thức của chế độ phân biệt chủng tộc.

- Liên hợp quốc xây dựng được một hệ thống các công ước, hiệp ước quốc tế về giải trừ quân bị cũng như ngăn chặn phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt

Câu 3: 

- Liên hợp quốc đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, tài chính và thương mại quốc tế. Tổ chức này đã đạt được nhiều thành tựu đáng chú ý trong lĩnh vực này.

- Liên hợp quốc chú trọng vào việc phát triển và hợp tác kinh tế, thương mại quốc tế như là một mục tiêu quan trọng. Qua các tổ chức chuyên môn và các quỹ trực thuộc, Liên hợp quốc đã triển khai nhiều dự án và đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện và nâng cao đời sống của người dân. Các hoạt động này có thể bao gồm việc hỗ trợ phát triển kinh tế, giáo dục, y tế, nước sạch và năng lượng bền vững.

- Ngoài ra, Liên hợp quốc cũng đóng góp vào các hoạt động chống biến đổi khí hậu, dịch bệnh và các vấn đề khác ở nhiều khu vực trên thế giới. 

- Năm 2015, Liên hợp quốc thông qua Chương trình Nghị sự 2030 vì Sự phát triển Bền vững, đặt ra 17 Mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals - SDGs) đến năm 2030. Những mục tiêu này bao gồm loại bỏ nghèo đói, đảm bảo giáo dục chất lượng, bảo vệ môi trường, xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững và khuyến khích sự bình đẳng giới. Liên hợp quốc đã tạo ra một lập trường toàn cầu và hành động chung để đạt được các mục tiêu này và xây dựng một tương lai bền vững cho tất cả mọi người trên thế giới.

Câu 4: 

- Ngày 14/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi bức điện tới đại diện 3 nước lớn tại Liên Hợp Quốc: Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc, yêu cầu công nhận nền độc lập của Việt Nam và xin gia nhập tổ chức này.

- Sau hai cuộc kháng chiến trường kỳ, đến năm 1975 khi đất nước hoàn toàn thống nhất, quá trình vận động Việt Nam vào Liên Hợp Quốc mới được tiếp tục. Năm 1975, lần đầu tiên Việt Nam có đại diện xuất hiện trước Liên Hợp Quốc để đệ đơn xin gia nhập vào tổ chức này.

- Phải đến năm 1977, với sự ủng hộ tiếp tục mạnh mẽ của bạn bè quốc tế và khi nước Mỹ có Tổng thống mới thì tình thế mới thay đổi.

- Ngày 20/9/1977, Việt Nam chính thức gia nhập Liên Hợp Quốc và trở thành thành viên thứ 149. 9h sáng ngày 21/9/1977, lễ thượng cờ Việt Nam được chính thức tổ chức tại trụ sở Liên Hợp Quốc. Chủ tịch Đại Hội đồng, Tổng Thư ký LHQ, đoàn đại biểu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh dẫn đầu cùng đại diện Việt kiều và bạn bè Mỹ đã dự buổi lễ.

Câu 5: 

- Quyền phủ quyết (veto): Là việc một nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an có khả năng ngăn cản việc thông qua một nghị quyết không liên quan đến thủ tục bằng một phiếu chống của mình kể cả khi tất cả các nước thành viên khác, thường trực và không thường trực, bỏ phiếu tán thành.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác