Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu địa lí 9 KNTT bài 14: Bắc Trung Bộ

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Phân tích ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung Bộ.

Câu 2: Vì sao Bắc Trung Bộ được coi là cầu nối giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các vùng miền?

Câu 3: Trình bày sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp và lâm nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ.

Câu 4: Trình bày tình hình phát triển công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ.

Câu 5: Giải thích vì sao mật độ dân số ở vùng đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ cao hơn khu vực đồi núi phía tây.


Câu 1: 

-  Bắc Trung Bộ là cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam của nước ta, nằm trên các tuyến giao thông huyết mạch quan trọng như quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh và đường sắt Thống Nhất.

- Là cửa ngõ ra Biển Đông cho các nước Tiểu vùng sông Mê Công như Lào, Thái Lan, và Myanmar, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương quốc tế.

-  Vùng này giáp biển có nhiều tiềm năng phát triển về thủy sản, du lịch, và giao thông vận tải biển.

- Tuy nhiên, Bắc Trung Bộ cũng chịu ảnh hưởng của thiên tai như bão và gió phơn Tây Nam.

=> Vị trí địa lý của Bắc Trung Bộ có ý nghĩa chiến lược đối với phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, có nhiều cơ hội giao lưu, hợp tác quốc tế và phát triển kinh tế biển, nhưng cũng phải đối mặt với thách thức từ thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán và nạn cát bay.

Câu 2: 

Bắc Trung Bộ nằm ở vị trí trung tâm của Việt Nam, giáp ranh với nhiều vùng kinh tế lớn, đồng thời có hệ thống giao thông phát triển, thuận tiện cho giao thương.

Câu 3:

* Nông nghiệp và lâm nghiệp

- Sản xuất nông nghiệp Bắc Trung Bộ đang chuyển dần từ sản xuất nhỏ lẻ dựa vào kinh tế hộ gia đình sang sản xuất hàng hoá tập trung, thâm canh, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; áp dụng nhiều công nghệ vào sản xuất để tạo ra giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, có khả năng thích ứng với bệnh dịch và hạn hán.

+ Trồng trọt chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Các cây trồng chính gồm: lúa, lạc, vừng, mía, cà phê, hồ tiêu,...

+ Chăn nuôi ngày càng phát triển, các vật nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn,...

- Lâm nghiệp: Nghề rừng từng bước phát triển nhờ chính sách giao đất, giao rừng. Các mô hình sản xuất nông lâm kết hợp, canh tác trên đất dốc được mở rộng đem lại hiệu quả kinh tế và góp phần phòng, chống thiên tai.

+ Khai thác gỗ tập trung ở vùng đồi núi phía tây các tỉnh. Ngoài gỗ, người dân Bắc Trung Bộ còn khai thác các lâm sản khác như luồng, tre, mây, măng, dược liệu,... + Công tác trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng rất được chú trọng. Rừng đặc dụng trong các vườn quốc gia và khu bảo tồn được bảo vệ nghiêm ngặt.

Câu 4:

- Tổng sản phẩm ngành công nghiệp Bắc Trung Bộ tăng nhanh qua các năm. Công nghiệp đang được tái cấu trúc theo hướng gia tăng các ngành công nghiệp công nghệ cao, tận dụng lợi thế cạnh tranh của Bắc Trung Bộ và chiến lược phát triển công nghiệp của đất nước.

- Cơ cấu công nghiệp của Bắc Trung Bộ khá đa dạng:

+ Công nghiệp sản xuất điện bao gồm thuỷ điện, nhiệt điện, tập trung chủ yếu ở Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế,... Điện gió, điện mặt trời phát triển mạnh ở Quảng Bình, Quảng Trị.

+ Công nghiệp khai khoáng chủ yếu là khai thác đá vôi ở Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh,... khai thác nước khoáng ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế. + Sản xuất vật liệu xây dựng tập trung ở Thanh Hoá, Nghệ An,...

+ Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ được phát triển với quy mô vừa và nhỏ ở hầu hết các địa phương.

Câu 5: 

Mật độ dân số ở vùng đồng bằng cao hơn vì khu vực này có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và kinh tế biển, trong khi đồi núi phía tây có địa hình hiểm trở, ít điều kiện phát triển.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác