Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu địa lí 9 CTST bài 21: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Phân tích thế mạnh và hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 2: Phân tích tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. 

Câu 3: Phân tích tình hình phát triển và phân bố công nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 4: Phân tích tình hình phát triển và phân bố dịch vụ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 5: Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản?


Câu 1:

- Thế mạnh: 

+ Địa hình, đất: địa hình đồng bằng, độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 2 - 4 m, thuận lợi quy hoạch các khu vực cư trú và sản xuất. Đất là tài nguyên quan trọng với 3 loại đất chính là đất phù sa sông (1,2 triệu ha), đất phèn (1,6 triệu ha), đất mặn (750 nghìn ha). Tạo thuận lợi hình thành vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả.

+ Khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa, mùa khô và mùa mưa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình năm cao và ổn định, từ 25 - 27°C, lượng mưa trung bình hàng năm lớn, từ 1300 - 2000 mm. Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.

+ Sông ngòi: nằm ở hạ lưu sông Mê Công, hai nhánh sông chính là sông Tiền, sông Hậu và nhiều sông khác như Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây,… hệ thống kênh rạch chằng chịt, có ý nghĩa thủy lợi, cung cấp nguồn lợi thủy sản và diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản. Tạo thuận lợi cho giao thông đường thủy và du lịch.

+ Sinh vật: tài nguyên sinh vật phong phú, tính đa dạng sinh học cao với rừng ngập mặn ven biển; rừng tràm ở Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười. Có nhiều bãi cá, tôm và hơn nửa triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản.

+ Biển, đảo:  có vùng biển rộng, nhiều đảo và quần đảo với một số bãi tắm, nhiều mỏ dầu, khí tự nhiên trữ lượng lớn, nguồn lợi hải sản phong phú, bờ biển có một số nơi thuận lợi xây dựng các cảng biển.

+ Khoáng sản: chủ yếu là đá vôi xi măng ở Kiên Giang, than bùn ở khu vực U Minh, Tứ giác Long Xuyên, dầu mỏ, khí tự nhiên ở thềm lục địa,…

- Hạn chế: mùa khô kéo dài cùng với tác động của biến đổi khí hậu dẫn đến tình trạng thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô, làm gia tăng xâm nhập mặn ở các vùng cửa sông, ven biển lấn sâu vào trong đất liền.

Câu 2: 

Năm 2021, ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm hơn 32% GRDP của vùng, tốc độ phát triển nhanh.

- Nông nghiệp: đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của vùng

+ Cây lương thực: cung cấp hơn 55% sản lượng lúa gạo và 80% lượng gạo xuất khẩu của cả nước (2021), năng suất lúa luôn cao hơn trung bình cả nước. Lúa gạo trồng nhiều ở Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Cần Thơ, Trà Vinh,… Vùng sản xuất gạo đặc sản với nhiều giống lúa chất lượng cao như ST 24, ST 25, nàng thơm Chợ Đào,…

+ Cây ăn quả: là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước, chiếm hơn 33,3% diện tích cây ăn quả cả nước (2021). Trồng nhiều ở các tỉnh trong vùng, đặc biệt ở Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Cần Thơ,… Một số sản phẩm đã xây dựng được thương hiệu và được cấp chỉ dẫn địa lí như xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim (Tiền Giang), sầu riêng Ri 6 (Vĩnh Long),…

+ Cơ cấu vật nuôi đa dạng, chăn nuôi lợn, vịt phát triển mạnh với quy mô lớn.

- Lâm nghiệp: rừng chủ yếu là rừng ngập mặn với sự phong phú về hệ sinh thái, có ý nghĩa lớn trong bảo tồn và phát triển du lịch, việc khôi phục và bảo vệ rừng đang được chú trọng.

- Thủy sản: là ngành thế mạnh với sản lượng và diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước. Năm 2021, sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 3,41 triệu tấn, sản lượng thủy sản khai thác đạt 1,5 triệu tấn. Sản phẩm nuôi trồng chủ yếu là cá và tôm, phát triển mạnh ở các tỉnh như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp,… Các tỉnh đứng đầu về sản lượng thủy sản khai thác là Kiên Giang, Cà Mau, Bến Tre,…

Hiện nay ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản đang phát triển theo hướng phát triển hàng hóa chất lượng cao, áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất lúa, kết hợp với thương mại, dịch vụ logistics nâng cao giá trị nông sản.

Câu 3: 

Tình hình phát triển công nghiệp:

- Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm: tỉ trọng cao nhất trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tốc độ tăng trưởng cao, sản phẩm chủ yếu là cá tra phi lê, tôm và mực đông lạnh,…Ngoài ra còn phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm hoa quả, xay xát lúa gạo.

- Công nghiệp sản xuất xuất điện:

+ Nhà máy nhiệt điện khí lớn như Cà Mau, Ô Môn 1, 2, 3, 4

+ Nhà máy nhiệt điện than: Sông Hậu 1, Duyên Hải

+ Ngoài ra, vùng còn phát triển điện gió ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh và điện mặt trời ở Hậu Giang, An Giang.

- Công nghiệp dệt, sản xuất trang phục, sản xuất giày, dép: tăng trưởng cao, giải quyết việc làm cho người lao động; phân bố ở hầu hết các tỉnh, thành phố của vùng.

- Khu công nghiệp tập trung ở 2 bên bờ sông Tiền, sông Hậu, ven biển

Câu 4:

Tình hình phát triển và phân bố dịch vụ: 

* Du lịch:

- Là ngành dịch vụ quan trọng nhất của vùng:

- Chiếm hơn 20% GDP của vùng.

- Vùng có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, du lịch miệt vườn, du lịch văn hóa,...

- Một số địa điểm du lịch nổi tiếng: Rừng tràm Trà Sư (An Giang), khu du lịch Mỹ Khánh (Cần Thơ), vườn cò Bằng Lăng (Tiền Giang),...

- Phân bố rộng khắp các tỉnh, thành phố trong vùng.

- Tập trung nhiều ở các tỉnh, thành phố có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh như: An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang,...

* Tài chính, ngân hàng:

- Vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng

- Cung cấp vốn đầu tư phát triển lĩnh vực nông nghiệp

- Tạo điều kiện đẩy mạnh sản xuất, khai thác tiềm năng tự nhiên

* Thương mại - Dịch vụ logistics:

- Phát triển mạnh ở các tỉnh, thành phố lớn như: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang.

- Có nhiều chợ lớn: Chợ An Giang, chợ Bình Điền,...

- Phát triển mạnh ở các tỉnh, thành phố có cảng biển: Cà Mau, Bạc Liêu.

- Có nhiều khu, cụm công nghiệp: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang.

Câu 5:

Đồng bằng sông Cửu Long có những lợi thế nổi bật trong việc phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản nhờ vào:

  • Vị trí gần biển với nguồn lợi hải sản phong phú từ các vùng biển lân cận.
  • Bờ biển dài hơn 700 km, cùng với nhiều cửa sông, bãi triều và rừng ngập mặn, tạo điều kiện lý tưởng cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước mặn. Bên trong, các sông rạch, ao hồ cũng rất thích hợp cho việc nuôi thủy sản nước ngọt.
  • Khí hậu cận xích đạo và thời tiết ổn định, cho phép hoạt động nuôi trồng và đánh bắt diễn ra quanh năm.
  • Lũ hàng năm từ sông Mê Công mang lại nguồn lợi thủy sản nước ngọt phong phú.
  • Đa dạng nguồn gien thủy sản tự nhiên, bao gồm tôm, cá, cua biển, nghêu, và sò huyết.
  • Nguồn thức ăn dồi dào từ hoạt động trồng trọt và chăn nuôi.
  • Dân đông, nguồn lao động đồi dào, năng động, với nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác