Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Tin học ứng dụng 12 cd bài 1: Giới thiệu về trí tuệ nhân tạo

1. NHẬN BIẾT (12 CÂU)

Câu 1: Theo em, máy tính làm được những việc gì tốt hơn con người?

Câu 2: Em hãy cho ví dụ một việc mà máy tính chưa làm được tốt hơn con người.

Câu 3: Thuật ngữ AI bắt đầu được sử dụng từ khi nào?

Câu 4: AI là gì? AI mạnh là gì? AI yếu là gì?

Câu 5: Phần mềm máy tính nào đã đánh bại nhà vô địch cờ vây Lee Sedol vào năm 2016?

Câu 6: Em hãy nêu một ví dụ cho thấy AI có khả năng nhận thức được môi trường xung quanh để có hành vi phù hợp.

Câu 7: AI có những đặc trưng cơ bản nào?

Câu 8: Em hãy nêu một số lĩnh vực nghiên cứu phát triển AI.

Câu 9: Lĩnh vực nghiên cứu nào giúp máy tính có khả năng học để tự nâng cao năng lực?

Câu 11: Đặc trưng nào của AI được thể hiện từ lĩnh vực nghiên cứu về thị giác máy tính?

Câu 12: Em hãy nêu một vài ví dụ về AI tạo sinh.


Câu 1: 

Những việc máy tính làm tốt hơn con người:

- Tính toán.

- Thu nhận thông tin.

- Xử lí và lưu trữ thông tin.

- Truyền thông tin.

Câu 2:

Ví dụ một việc mà máy tính chưa làm được tốt hơn con người: Phân tích tâm lí con người. 

Câu 3:

Thuật ngữ AI bắt đầu được sử dụng tại hội thảo ở Đại học Dartmouth (Mỹ) vào năm 1956.

Câu 4: 

- AI là khả năng của máy tính có thể làm những công việc mang tính trí tuệ con người.

- AI mạnh (hay AI rộng) là hướng nghiên cứu nhằm mục đích tạo ra hệ thống AI có các khả năng như con người trong suy luận, lập kế hoạch và có trí thông minh để giải quyết bất kì loại vấn đề phức tạp nào. 

- AI yếu (hay AI hẹp) là loại AI đặt ra mục tiêu nhỏ hơn, hướng tới một số ứng dụng cụ thể và để hoạt động hiệu quả cần có sự tham gia của con người. 

Câu 5: 

Phần mềm máy tính AlphaGo của Google đã đánh bại nhà vô địch cờ vây Lee Sedol vào năm 2016.

Câu 6: 

Ví dụ cho thấy AI có khả năng nhận thức được môi trường xung quanh để có hành vi phù hợp: Xe ô tô tự lái có thể đi đúng luật giao thông, tránh va chạm với xe khác.

Câu 7: 

Những đặc trưng cơ bản của AI:

- Khả năng học: Trong quá trình hoạt động, hệ thống AI học từ dữ liệu đầu vào, tìm ra được các tính chất và quy luật tiềm ẩn trong dữ liệu, rút ra được tri thức để thực hiện công việc tốt hơn trước.

- Khả năng hiểu ngôn ngữ: Hệ thống AI có các mô hình ngôn ngữ giúp máy tính giao tiếp được với con người bằng ngôn ngữ tự nhiên, nhận câu hỏi và trả lời được bằng văn bản hay tiếng nói.

- Khả năng suy luận: Hệ thống AI vận dụng các quy tắc logic và tri thức đã tích luỹ để đưa ra kết luận dựa trên các thông tin đang có.

- Khả năng nhận thức được môi trường xung quanh: Trong quá trình hoạt động, hệ thống AI nhận dữ liệu đầu vào từ các cảm biến, xử lí dữ liệu, rút ra thông tin và hiểu biết môi trường xung quanh để có hành vi phù hợp.

Khả năng giải quyết vấn đề: Hệ thống AI có các kĩ thuật, phương pháp phân tích dữ liệu từ đó trích xuất được tri thức, đề xuất cách giải quyết vấn đề và ra quyết định tối ưu để đạt được mục tiêu đặt ra.

Câu 8:

Một số lĩnh vực nghiên cứu phát triển AI:

- Học máy (machine learning): Lĩnh vực nghiên cứu làm cho máy tính có khả năng học từ dữ liệu thu được trong quá trình hoạt động để tự hoàn thiện và nâng cao năng lực nhận thức.

- Xử lí ngôn ngữ tự nhiên: Lĩnh vực nghiên cứu các mô hình ngôn ngữ, các phương pháp để máy tính và con người giao tiếp được với nhau bằng ngôn ngữ tự nhiên, ngôn ngữ viết và tiếng nói.

- Thị giác máy tính: Lĩnh vực nghiên cứu các phương pháp thu nhận, xử lí ảnh kĩ thuật số, phân tích và nhận dạng các hình ảnh từ thế giới bên ngoài, rút ra các thông tin cần thiết trong từng tình huống cụ thể.

- AI tạo sinh (Generative AI): Lĩnh vực nghiên cứu xây dựng các phương pháp để phát triển một hệ thống AI có khả năng tạo ra nội dung văn bản, hình ảnh, âm thanh, … từ dữ liệu đã có và theo yêu cầu của người sử dụng.

Câu 9: 

Lĩnh vực nghiên cứu học máy (machine learning) giúp máy tính có khả năng học để tự nâng cao năng lực.

Câu 10:

Khả năng hiểu ngôn ngữ của AI được thể hiện từ lĩnh vực nghiên cứu về xử lí ngôn ngữ tự nhiên.

Câu 11: 

Khả năng nhận thức được môi trường xung quanh của AI được thể hiện từ lĩnh vực nghiên cứu về thị giác máy tính.

Câu 12:

Một số ví dụ về AI tạo sinh:

- ChatGPT.

- Mubert.

- Beatoven.

- Midjourney.

- DALL-E.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác