Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết ngữ văn 12 kntt bài bài 9: Trở về (Trích Ông già và biển cả - Ơ-nít Hê-minh-uê – Ernest Hemingway)

I. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Giới thiệu về nhà văn Hê minh uê

Câu 2: Giới thiệu về tác phẩm Ông già và biển cả

Câu 3: Nêu ý nghĩa nhan đề đoạn trích

Câu 4: Nêu giá trị nội dung đoạn trích

Câu 5: Giá trị nghệ thuật đoạn trích


Câu 1: 

- Ơ-nít Hê-minh-uê (1899 – 1961).

- Ông sinh tại bang l-li-noi nước Mĩ, trong một gia đình trí thức. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất ở chiến trường l-ta-li-a với tư cách phóng viên mặt trận. Sau đó, ông sang Pháp vừa làm báo vừa bắt đầu sáng tác.

- Hê-minh-uê là một trong những nhà văn vĩ đại nhất nước Mĩ thế kỉ XX. Ông là người khai sinh ra nguyên lí sáng tác: coi tác phẩm nghệ thuật như một tảng băng trôi, người đọc tự khám phá phần chìm để thấy được ý nghĩa và giá trị đích thực của tác phẩm, ông vinh dự được nhận giải Pu-lit-dơ (1953) – giải thưởng văn chương cao quý nhất của Hoa Kì và giải thưởng Nô-ben về văn học (1954).

- Hê-minh-uê đã để lại một khối lượng tác phẩm đổ sộ gồm nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, hồi kí,… như: “Chuông nguyện hồn ai”, “Giã từ vũ khí”,…

Câu 2: 

Được xuất bản đầu tiên trên tạp chí Đời sống.

- Tác phẩm gây được tiếng vang lớn và hai năm sau Hê-minh-uê được trao giải Nô-ben.

- Tác phẩm tiêu biểu cho lối viết "tảng băng trôi": dung lượng câu chữ ít nhưng "khoảng trống" được tác giả tạo ra nhiều, chúng có vai trò lớn trong việc tăng các lớp nghĩa cho văn bản (tác giả nói rằng tác phẩm lẽ ra dài cả 1000 trang nhưng ông đã rút xuống chỉ còn bấy nhiêu thôi).

Câu 3: 

- Tác giả đặt tên cho tác phẩm rất hay và giúp nâng cao tầm vóc của con người lao động. Đặt ông già (người lao động) ngang với biển cả (thiên nhiên), giữa cái hữu hạn với cái vô hạn, tác giả muốn mang con người đặt ngang hàng với tự nhiên khẳng định từ thế chủ động của con người trước cuộc sống đầy khó khăn, bất trắc, thử thách.

- Đây là nhan đề có tính biểu tượng cao, mang nhiều ẩn ý sâu sắc của tác giả.

Câu 4: 

Hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc, dũng cảm săn đuổi con cá lớn nhất đời là một biểu tượng về vẻ đẹp của ước mơ và hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực. Sự chuyển hóa bức tranh với những nét trần trụi, chân thực, giản dị sang một lớp nghĩa hàm ẩn, rộng lớn – đó chính là phong cách nghệ thuật của Hê-minh-uê và cũng chính là sự thể hiện nguyên lí sáng tác của ông: tác phẩm nghệ thuật như một “tảng băng trôi”.

Câu 5: 

- Cách viết dung dị, lời văn có nhiều “khaorng trống”

- Hình tượng được lựa chọn kĩ lướng, mang tính biểu tượng và đa nghĩa

- Nghệ thuật độc thoại và độc thoại nội tâm


Bình luận

Giải bài tập những môn khác