Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Lịch sử 9 KNTT bài 20: Châu Á từ năm 1991 đến nay

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: Nêu tình hình kinh tế Nhật Bản từ năm 1991 đến năm 2021?

Câu 2: Trình bày sự phát triển kinh tế-xã hội của Nhật Bản từ năm 1991 đến nay.

Câu 3: Trình bày sự phát triển kinh tế-xã hội của Hàn Quốc từ năm 1991 đến nay.

Câu 4: Trình bày sự phát triển kinh tế-xã hội của Trung Quốc từ năm 1991 đến nay.

Câu 5: Trình bày quá trình phát triển của tổ chức ASEAN từ năm 1991 đến nay.

Câu 6: Trình bày những nét chính về sự thành lập, mục tiêu, trụ cột chính, ý nghĩa của cộng đồng ASEAN.

Câu 7: Nêu những sự kiện chính đã diễn ra ở châu Á từ năm 1991 đến nay.  

Câu 8: Những tổ chức nào có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia châu Á? 

Câu 9: Trình bày những thay đổi chính về chính trị ở các quốc gia Đông Nam Á từ năm 1991 đến nay.


Câu 1:

- Từ năm 1991 đến 2021, nhìn chung, quy mô kinh tế Nhật Bản có sự tăng trưởng nhẹ, từ mức 3580 tỉ USD (năm 1991) lên mức 5010 tỉ USD (năm 2021). Tuy nhiên, sự tăng trưởng này diễn ra không đều giữa các năm, các giai đoạn. Cụ thể:

+ Từ 1991 – 2010, quy mô kinh tế Nhật Bản tăng: 2180 tỉ USD

+ Từ 2010 – 2022, quy mô kinh tế Nhật Bản giảm: 750 tỉ USD

Câu 2:

- Tình hình kinh tế:

+ Từ năm 1991 đến nay, nền kinh tế Nhật Bản vẫn chưa thoát trì trệ, xen lẫn giữa suy thoái tăng trưởng yếu ớt.

+ Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn là một trong những tâm kinh tế-tài chính lớn thế giới.

+ Năm 2010, vị thế nền kinh tế lớn thứ hai thế giới xác lập trong hơn bốn thập kỉ của Nhật Bản đã bị Trung Quốc vượt qua.

- Tình hình xã hội:

+ Nhật Bản là quốc gia có chất cuộc sống cao với hệ thống tế, chăm sóc sức khoẻ đảm bảo toàn diện.

+ Nhật Bản vẫn là quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao, đạt hơn 39.000 USD; chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức rất cao, đứng thứ 7 thế giới, tuổi thọ trung bình thuộc nhóm nước cao nhất thế giới (85 tuổi).

Câu 3:

- Tình hình kinh tế:

+ Từ năm 1991, Hàn Quốc đã trở thành một nước công nghiệp mới (NIC) và là một trong bốn “con rồng” châu Á, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại. Cũng từ đây, Hàn Quốc đã có thay đổi đáng kể trong định hướng sản xuất với mũi nhọn là các ngành công nghệ cao.

+ Đầu thế kỉ XXI, nền kinh tế Hàn Quốc duy trì được mức tăng trưởng ổn định, cao hơn mức tăng trưởng trung bình của nền kinh tế thế giới, thuộc nhóm 15 nền kinh tế lớn nhất thế giới, dẫn đầu chuỗi cung ứng toàn cầu về chất bán dẫn và ô tô với các tập đoàn nổi tiếng.

- Tình hình xã hội: Mức sống, tuổi thọ của người dân không ngừng được nâng cao.

Câu 4:

- Từ sau năm 1991, Trung Quốc chính thức nêu ra mục tiêu xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách mở cửa. Trong 30 năm (1991-2021), Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu:

+ Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc luôn ở mức cao nhất thế giới và trở thành nền kinh tế. lớn thứ hai thế giới (sau Mỹ vào năm 2010). Năm 2021, GDP của Trung Quốc chiếm khoảng 17,3% toàn thế giới.

+ Trung Quốc trở thành công xưởng mới của thế giới, trong đó sản xuất công nghệ cao là mũi nhọn.

+ Quá trình đô thị hoá cũng diễn ra với tốc độ nhanh.

+ Mức sống của người dân không ngừng được nâng cao.

- Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vẫn còn thấp, mất cân bằng, không hợp lí và thiếu bền vững do ô nhiễm môi trường và mức độ chênh lệch giàu-nghèo vẫn cao.

Câu 5:

- Sau năm 1991, Chiến tranh lạnh chấm dứt, vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết, tình hình chính trị của khu vực được cải thiện rõ rệt, tạo điều kiện cho việc mở rộng ASEAN.

+ Tháng 7-1995, Việt Nam chinh thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Tháng 7-1997, Lào và Mi-an-ma cũng gia nhập ASEAN.

+ Tháng 4-1999, Cam-pu-chia được kết nạp và trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN.

- Năm 1999, lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, tất cả các nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất. Đây là cơ sở để ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế và xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, ổn định và phát triển phồn vinh.

+ Năm 1992, ASEAN kí kết Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và thoả thuận về Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).

+ Năm 2007, Hiến chương ASEAN ra đời, tạo cơ sở pháp lí để tăng cường liên kết và hợp ASEAN.

+ Năm 2015, Cộng ASEAN chính thức được thành lập, dánh dấu mốc phát triển quan trọng, dưa ASEAN bước vào giai đoạn hợp tác mới.

+ Năm 2020, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được kí kết giữa ASEAN và năm đối tác (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a và Niu Di-lân), có hiệu lực từ tháng 1-2022, góp phần tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới.

Câu 6:

- Sự thành lập: Ý tưởng về Cộng đồng ASEAN xuất hiện từ rất sớm, ngay từ năm 1997, khi các nhà lãnh đạo thông qua Tầm nhìn ASEAN 2020. Ngày 31-12-2015, Cộng đồng ASEAN được thành lập.

- Mục tiêu tổng quát của ASEAN là: xây dựng tổ chức này trở thành một cộng đồng gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế, chia sẻ trách nhiệm xã hội và hợp tác rộng mở với bên ngoài, hoạt động theo luật lệ và hướng tới người dân.

- Để xây dựng Cộng đồng ASEAN, tháng 1-2009, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009-2015) cùng các kế hoạch triển khai với nhiều biện pháp và hoạt động cụ thể.

- Trụ cột của cộng đồng ASEAN:

+ Cộng đồng chính trị-an ninh (APSC): Tạo dựng môi trường hoà bình và an ninh ở khu vực, nâng hợp tác chính trị-an ninh ASEAN lên tầm cao mới

+ Cộng đồng kinh tế (AEC): Tạo ra một thị trường duy nhất, có sức cạnh tranh cao, phát triển đồng đều và hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu

+ Cộng đồng văn hóa-xã hội (ASCC): Nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy bình đẳng, công bằng, phát triển bền vững, tăng cường ý thức cộng đồng và bản sắc chung

- Ý nghĩa:

+ Sự ra đời của Cộng đồng ASEAN là kết quả hợp tác ASEAN trong gần 50 năm, phản ánh mức độ liên kết của ASEAN ngày càng cao, chặt chẽ hơn và có vai trò quan trọng ở khu vực.

+ Tuy nhiên, Cộng đồng vẫn là sự “thống nhất trong đa dạng” vì vẫn còn sự khác biệt khá lớn giữa các nước thành viên.

Câu 7:

  - Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều nền kinh tế trong khu vực. 

  - Sự trỗi dậy của Trung Quốc với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. 

  - Cuộc cách mạng dân chủ ở nhiều quốc gia như Indonesia và Myanmar, dẫn đến sự thay đổi chính phủ. 

  - Các vấn đề an ninh như căng thẳng ở Biển Đông và mối quan hệ giữa các cường quốc như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ diễn ra phức tạp.

Câu 8: 

  - ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) đóng vai trò chính trong việc thúc đẩy hòa bình và ổn định. 

  - APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương) là nơi các nước thảo luận về hợp tác kinh tế. 

  - SCO (Tổ chức hợp tác Thượng Hải) tạo ra một diễn đàn cho các nước châu Á và Trung Á để tăng cường an ninh. 

  - Tổ chức Liên Hợp Quốc cũng đóng vai trò trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu liên quan đến châu Á.

Câu 9:

- Nhiều quốc gia đã chuyển đổi từ chế độ độc tài sang chế độ dân chủ, như Indonesia sau cuộc cách mạng năm 1998. 

  - Các phong trào dân chủ và đòi hỏi cải cách chính trị diễn ra mạnh mẽ ở nhiều quốc gia, như Philippines và Thái Lan. 

  - Sự gia tăng của các tổ chức phi chính phủ và xã hội dân sự đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy dân chủ. 

  - Một số quốc gia như Myanmar đã có những bước tiến trong cải cách chính trị, tuy nhiên vẫn gặp nhiều thách thức.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác