Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Lịch sử 9 CTST bài 24: Cách mạng khoa học, kĩ thuật và xu thế toàn cầu hoá

1. NHẬN BIẾT (8 CÂU)

Câu 1: Nêu những lợi ích và thách thức của toàn cầu hóa đối với các quốc gia đang phát triển.   

Câu 2: Em ấn tượng nhất với thành tựu của cách mạng khoa học-kĩ thuật? Vì sao?

Câu 3: Nêu ảnh hưởng tích cực của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật đối với Việt Nam.

Câu 4: Nêu một số ảnh hưởng tiêu cực của cách mạng khoa học-kĩ thuật đối với Việt Nam.

Câu 5: Hãy cho biết toàn cầu hoá là gì? Trình bày những biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hoá.

Câu 6: Cách mạng khoa học - kỹ thuật đã ảnh hưởng như thế nào đến đời sống con người?   

Câu 7: Nêu các lĩnh vực chịu ảnh hưởng lớn nhất từ cách mạng khoa học - kỹ thuật. 

Câu 8: Nêu những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học-kĩ thuật trên thế giới.


Câu 1: 

  - Lợi ích: 

    - Cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài. 

    - Chuyển giao công nghệ và kiến thức, nâng cao năng lực sản xuất. 

  - Thách thức: 

    - Cạnh tranh gay gắt từ các nước phát triển, khó khăn trong việc bảo vệ ngành công nghiệp trong nước. 

    - Nguy cơ mất bản sắc văn hóa và sự gia tăng bất bình đẳng xã hội.

Câu 2: 

- Em ấn tượng nhất với các thành tựu trên lĩnh vực công nghệ sinh học.

- Giải thích: Công nghệ sinh học được ứng dụng trong nông nghiệp như một công cụ để tạo giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với các các áp lực của môi trường trong tình hình biến đổi khí hậu trên toàn cầu, tạo số lượng giống lớn góp phần vào việc phát triển nông nghiệp bền vững và đảm bảo an ninh lương thực cho con người.

Câu 3:

- Ảnh hưởng tích cực của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật đối với Việt Nam:

+ Cuộc cách mạng này đã thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam theo hướng hiện đại, hội nhập với khu vực và thế giới.

+ Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, làm thay đổi phương thức quản lí nhà nước, mô hình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đời sống văn hoá, xã hội.

Câu 4:

- Ảnh hưởng tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật đối với Việt Nam:

+ Việt Nam rất dễ bị biến thành nơi gia công, lắp ráp đơn giản của các nước có nền công nghệ hiện đại;

+ Nguy cơ về an ninh, chính trị, an toàn xã hội do thông tin bảo mật bị đánh cắp hoặc thông tin xấu, sai sự thật được phát tán rộng rãi trên không gian mạng,…

Câu 5:

- Khái niệm:

Toàn cầu hóa là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt từ kinh tế đến văn hóa, xã hội…

- Biểu hiện:

+ Kinh tế:

Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế gắn với các tập đoàn xuyên quốc gia hoặc tổ chức phi chính phủ, sự mở rộng hệ thống tài chính toàn cầu với các tổ chức kinh tế, tài chính khu vực, quốc tế.

+ Văn hóa:

Sự chia sẻ, tăng cường giao lưu, trao đổi, thâm nhập lẫn nhau của các nền văn hoá.

+ Chính trị:

Sự phát triển và ảnh hưởng ngày càng gia tăng của các tổ chức khu vực và các tổ chức quốc tế…

Câu 6:

- Cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua những tiến bộ trong y học, giúp chữa trị nhiều căn bệnh.

- Tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ tiện ích, nâng cao hiệu quả làm việc và sinh hoạt hàng ngày.

- Góp phần thay đổi phương thức giao tiếp và tương tác xã hội thông qua mạng Internet và các ứng dụng.

- Tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới nhưng cũng gây ra thách thức về việc làm cho những ngành nghề truyền thống.

Câu 7:

- Ngành công nghiệp sản xuất, nhờ vào tự động hóa và công nghệ mới.

- Ngành y tế, với sự phát triển của công nghệ sinh học và điều trị.

- Ngành giáo dục, thông qua sự xuất hiện của e-learning và các công cụ học tập trực tuyến.

- Ngành nông nghiệp, nhờ vào công nghệ sinh học và quy trình sản xuất hiện đại.

Câu 8:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật triển nhanh và đạt được nhiều thành tựu kì diệu trên các lĩnh vực.

- Khoa học cơ bản:

Đạt được nhiều thành tựu lớn trong các ngành Toán học, Vật lí, Sinh học, Hoá học...

- Công nghệ sinh học:

Đạt được những bước tiến dài về công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh, thúc đẩy cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp, các tiến bộ y dược và công nghệ thực phẩm.

- Công nghệ vật liệu:

Tạo ra được những vật liệu mới chuyên dụng với tính năng vượt trội như: pô-li-me siêu dẻo; com-pô-sít siêu bền; na-nô siêu nhỏ;…

- Công nghệ năng lượng:

Khám phá và đưa vào ứng dụng các nguồn năng lượng mới, đa dạng như: nguyên tử, gió, mặt trời, sinh học, nhiệt hạch,...

- Công nghệ thông tin:

Tiến dài với các thế hệ máy tính điện tử có khả năng lưu trữ, xử lí thông tin, tinh toán vượt trội và mạng internet được ứng dụng rộng rãi.

- Giao thông vận tải:

Có những bước tiến vượt trội với sự xuất hiện của các loại máy bay siêu âm khổng lồ, các loại tàu hoả tốc độ cao,…

- Thông tin liên lạc:

Có bước tiến “thần kì” với sự xuất hiện của sóng vô tuyến qua hệ thống vệ tinh nhân tạo, điện thoại di động và đặc biệt là điện thoại thông minh,…

- Công nghệ kĩ thuật số:

Đạt được các thành tựu quan trọng về dữ liệu lớn, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật... đặt nền móng cho sự ra đời, phát triển của rô bốt thông minh, nền kinh tế số, thành phố thông minh và chính phủ điện từ.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác