Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Kinh tế pháp luật 12 ctst bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình

1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)

Câu 1: Quản lí thu, chi là gì?     

Câu 2: Cần dựa vào đâu để xây dựng kế hoạch thu, chi trong gia đình? Thực hiện tốt kế hoạch thu, chi sẽ có tác dụng gì? 

Câu 3: Mô hình quản lí thu, chi phổ biến hiện nay là gì? 

Câu 4: Em hãy nêu một số thói quen chi tiêu hợp lí và chi tiêu không hợp lí.

Câu 5: Mục tiêu tài chính bao gồm những mục tiêu nào? 

Câu 6: Em hãy nêu các bước lập và thực hiện kế hoạch thu, chi hợp lí trong gia đình.


Câu 1: 

Quản lí thu, chi là hoạt động tài chính mà một cá nhân hoặc đơn vị gia đình thực hiện thông qua việc tạo ra thu nhập, tiết kiệm, đầu tư và chi tiêu các nguồn tiền theo thời gian, có tính đến các rủi ro tài chính khác nhau cũng như các sự kiện trong tương lai. Lập kế hoạch thu, chi trong gia đình đòi hỏi xem xét sự cân đối với nhu cầu vật chất, tinh thần của gia đình, đồng thời, quan tâm đển rủi ro và mục tiêu tài chính.

Câu 2: 

          Để xây dựng kế hoạch thu, chi trong gia đình, cần dựa vào tổng thu nhập, nhu cầu tiêu dùng và mục tiêu tài chính.

          Khi xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch thu, chi sẽ giúp gia đình kiểm soát và cân đối được thu, chi; chủ động và ứng phó với những tình huống trong tương lai; nâng cao chất lượng cuộc sống. Từ đó giúp cho các thành viên trong gia đình hiểu được giá trị của tài chính và chủ động thực hiện các hoạt động thu, chi hiệu quả hơn. 

Câu 3: 

Mô hình quản lí thu, chi phổ biến hiện nay là chia thu nhập thành các phần, mỗi phần trích một tỉ lệ nhất định, bao gồm: chi tiêu thiết yếu (khoản chi tiêu thường xuyên cho nhu cầu sống của gia đình như: ăn uống, nhà ở, đi lại, học tập,...) và chi tiêu không thiết yếu (khoản chỉ cho các sản phẩm mong muốn khi có đủ thu nhập như: sản phẩm xa xỉ, các dịch vụ giải trí,...).

Câu 4:

Chi tiêu hợp lí: 

  • Xây dựng kế hoạch thu, chỉ rõ ràng hằng tuần/ hằng tháng và chi tiêu theo đúng kế hoạch
  • Thiết lập mục tiêu tài chính
  • Không bỏ qua những chỉ phí phát sinh
  • Thường xuyên theo dõi, trao đổi, đánh giá và điều chỉnh về hoạt động chỉ tiêu
  • Sử dụng các công cụ hỗ trợ trong quản lí tài chính gia dình

Chi tiêu không hợp lí: 

  • Không cân đối những khoản chi tiêu trong gia đình, chỉ tiêu không có kế hoạch
  • Không có quỹ dự phòng, tiết kiệm
  • Chi tiêu quá mức thu nhập, chỉ tiêu theo cảm xúc
  • Không theo dõi, đánh giá để điều chỉnh về các khoản chi tiêu
  • Không trao đổi và thống nhất giữa các thành viên trong gia đình về các khoản chi

Câu 5: 

Mục tiêu tài chính bao gồm:

  • Mục tiêu tài chính ngắn hạn là cân đối chi tiêu với mức thu nhập đang có hay tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ, thời gian thực hiện dưới ba tháng.
  • Mục tiêu tài chính trung hạn là cân đối thu, chi trong gia đình hay tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ, thời gian thực hiện từ ba đến sáu tháng.
  • Mục tiêu tài chính dài hạn nhằm thực hiện được những mục tiêu tài chính quan trọng trong thời gian từ sáu tháng trở lên, bao gồm kế hoạch thực hiện các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn để từng bước đạt được mục tiêu dài hạn.

Câu 6: 

Các bước lập và thực hiện kế hoạch thu, chi hợp lí trong gia đình:

+ Bước 1: Xác định các mục tiêu tài chính trong gia đình;

+ Bước 2: Liệt kê các nguồn thu trong gia đình;

+ Bước 3: Trao đổi giữa các thành viên về các khoản chi;

+ Bước 4: Thống nhất giữa các thành viên tỉ lệ phân chia các khoản chi;

+ Bước 5: Thực hiện các khoản thu, chi theo kế hoạch.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác