Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Kinh tế pháp luật 12 ctst bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh

1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)

Câu 1: Em hãy nêu định nghĩa về kế hoạch kinh doanh.   

Câu 2: Em hãy cho biết kế hoạch tác dụng như thế nào?

Câu 3: Bản kế hoạch kinh doanh gồm những nội dung nào? Em hãy nêu tên.

Câu 4: Có mấy bước lập kế hoạch kinh doanh? Em hãy nêu tên các bước. 

Câu 5: Em hãy nêu nội dung và lưu ý của bước 2: xác định mục tiêu và chiến lược kinh doanh.


Câu 1: 

Kế hoạch kinh doanh là tài liệu trình bày ý tưởng kinh doanh và cách thức thực hiện ý tưởng đó. Kế hoạch kinh doanh xác định rõ sứ mệnh, tầm nhìn, chiến lược, công việc dự định thực hiện và cách đạt được mục đích, mục tiêu kinh doanh. 

Câu 2:

Kế hoạch kinh doanh giúp xác định mục tiêu, chiến lược thị trường, đưa ra phương hướng và phương thức thực hiện, từ đó, nâng cao xác suất thành công trong hoạt động kinh doanh. Sẽ có nhiều rủi ro xảy ra với chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư khi khởi nghiệp hoặc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, do đó, việc điều chỉnh, sửa chữa, bổ sung kế hoạch kinh doanh thường dễ dàng hơn và chi phí thấp hơn so với việc đã thực hiện mà phải sửa đổi. Bên cạnh đó, kế hoạch kinh doanh tốt còn giúp tăng khả năng huy động vốn, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Cũng như giúp chủ thể đưa ra những quyết định tốt hơn trong quá trình kinh doanh.

Câu 3: 

Bản kế hoạch kinh doanh gồm các nội dung: tóm tắt kế hoạch kinh doanh; định hướng kinh doanh; mục tiêu và chiến lược kinh doanh; các điều kiện thực hiện hoạt động kinh doanh; kế hoạch hoạt động; rủi ro tiềm ẩn và biện pháp xử lí.

Câu 4:

  • Các bước lập kế hoạch kinh doanh:

+ Bước 1: Xác định định hướng kinh doanh: Xây dựng tầm nhìn, kì vọng và thể hiện mong muốn của chủ thể kinh doanh;

+ Bước 2: Lập mục tiêu và chiến lược kinh doanh: Đặt ra mục tiêu, mục đích trong từng thời kì;

+ Bước 3: Phân tích các điều kiện thực hiện hoạt động kinh doanh: Xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ l cơ hội và thách thức đối với chủ thể; han trời sang +

+ Bước 4: Xây dựng kế hoạch hoạt động: Nội dung, cách thức tổ chức thực hiện mục tiêu kinh doanh;

+ Bước 5: Phân tích rủi ro tiềm ẩn và biện pháp xử lí: Phòng ngừa và giải quyết rủi ro.

Câu 5: 

Bước 2: Xác định mục tiêu và chiến lược kinh doanh

  • Bước cụ thể hoá ý tưởng kinh doanh từ việc xác định nhiệm vụ cụ thể (nâng cao chất lượng sản phẩm/ dịch vụ, tăng trưởng doanh số, tăng trưởng thị phần, tối da hoá lợi nhuận, phát triển thương hiệu hay về mở rộng quy mô,...) cần thực hiện trong từng giai doạn kinh doanh
  • Phải dựa vào định hướng kinh doanh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
  • Xây dựng mục tiêu cần lưu ý đảm bảo tính cụ thể, có thể do lường, tính khả thi, tính liên quan tới chiến lược dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, và thời hạn của mục tiêu
  • Mục tiêu và chiến lược có thể thay đổi dựa vào các yếu tố tác động từ bên trong và bên ngoài

Lưu ý: Mục tiêu cần cụ thể, rõ ràng và khả thi.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác