Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết địa lí 9 KNTT bài 18: Vùng Đông Nam Bộ

1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)

Câu 1: Nêu đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Đông Nam Bộ.

Câu 2: Nêu đặc điểm dân cư của vùng Đông Nam Bộ.

Câu 3: Nêu đặc điểm đô thị hoá của vùng Đông Nam Bộ.

Câu 4: Trình bày vị thế của thành phố Hồ Chí Minh. 

Câu 5: Kể tên một số vườn quốc gia ở vùng Đông Nam Bộ.

Câu 6: Nêu một số ngành kinh tế chủ yếu của vùng Đông Nam Bộ.


Câu 1:

– Vùng Đông Nam Bộ bao gồm các tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu.

– Đông Nam Bộ giáp: Cam-pu-chia, vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Tây Nguyên, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; phía đông nam có vùng biển rộng.

– Đông Nam Bộ nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là cầu nối giữa Đồng bằng sông Cửu Long với Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ; có hệ thống giao thông vận tải phát triển, giúp kết nối với các vùng trong cả nước và quốc tế thuận lợi.

Câu 2: 

– Đông Nam Bộ là vùng có dân số lớn và tăng nhanh. Đông Nam Bộ có sức hút lớn đối với người nhập cư.

– Cơ cấu dân số trẻ, đây chính là thế mạnh để vùng phát triển kinh tế.

- Có nhiều thành phần dân tộc cùng chung sống, đoàn kết xây dựng và phát triển

kinh tế.

– Vùng có mật độ dân số lớn thứ 2 cả nước. Dân số sống ở khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn.

Câu 3:

– Lịch sử hình thành và phát triển từ hơn 300 năm trước; phát triển nhanh khi đất nước thực hiện công cuộc Đổi mới.

– Đô thị hoá ở Đông Nam Bộ gắn với công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

– Số lượng đô thị, tỉ lệ dân thành thị ngày càng tăng.

– Lối sống đô thị lan toả tới các vùng nông thôn của Đông Nam Bộ.

– Xu hướng đô thị hoá: hình thành các đô thị thông minh, hiện đại, đô thị vệ tinh,…

Câu 4:

– Đây là đô thị đặc biệt, trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, văn hoá, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục – đào tạo của cả nước.

- Quy mô kinh tế lớn nhất, thu nhập bình quân đầu người cao, thu hút nhiều dự án đầu tư.

– Là trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn hàng đầu cả nước.

– Thành phố Hồ Chí Minh thúc đẩy phát triển kinh tế đối với vùng Đông Nam Bộ, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

- Mục tiêu phấn đấu: phát triển ngang tầm các đô thị lớn trên thế giới, trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ của châu Á.

Câu 5:

Vườn quốc gia Cát Tiên, Lò Gò - Xa Mát, Bù Gia Mập, Côn Đảo, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cần Giờ.

Câu 6:

Một số ngành kinh tế chủ yếu của vùng Đông Nam Bộ bao gồm công nghiệp (khai thác dầu khí, sản xuất điện tử), dịch vụ (thương mại, du lịch), và nông nghiệp (trồng cây công nghiệp).


Bình luận

Giải bài tập những môn khác