Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết địa lí 9 CTST Chủ để 2: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long

1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)

Câu 1: Nêu một số nét đặc sắc về văn hoá ở châu thổ sông Hồng.

Câu 2: Nêu một số nét đặc sắc về văn hoá ở châu thổ sông Cửu Long.

Câu 3: Nêu những biểu hiện của hiện tượng thời tiết cực đoan ở vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.

Câu 4: Nêu những biểu hiện của sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa ở vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.

Câu 5: Nêu những biểu hiện của mực nước biển dâng ở vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.


Câu 1:

- Giao lưu văn hóa: Văn hóa của người Việt cổ đã giao lưu, tiếp nhận thêm các yếu tố của văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ và phương Tây

- Đời sống vật chất: 

+ Làng xã có tính quần cư và biệp lập. Một số làng chuyên về nghề thủ công truyền thống

+ Xây dựng nhà ở hòa hợp với cảnh quan thiên nhiên

+ Bữa ăn hàng ngày có: cơm – rau – cá (nước ngọt)

+ Trang phục của cư dân hướng đến thích ứng với thiên nhiên

- Đời sống tinh thần: 

+ Phần lớn các lễ hội phản ánh nghi lễ, nếp sinh hoạt của cư dân nông nghiệp, tưởng nhớ các anh hùng lịch sử

+ Có các loại hình nghệ thuật diễn xướng đặc sắc: dân cư Quan họ, hát Xoan, múa rối nước…

Câu 2:

- Nét chính về văn hóa ở châu thổ sông Cửu Long:

+ Kiến trúc nhà nổi, buôn bán trên sông, nhiều điểm tập trung thành các chợ nổi như Cái Răng, Phụng Hiệp, Ngã Năm,...

+ Di chuyển bằng ghe, xuồng rất phổ biến.

+ Nét văn hoá ẩm thực ở châu thổ sông Cửu Long gắn liền với sản vật từ sông nước, lúa gạo, tiêu biểu là các loại mắm, cá khô,... và các loại bánh làm từ gạo.

+ Một số nghề thủ công tiêu biểu như nghề đóng ghe xuồng ở Hậu Giang, nghề làm bột gạo ở Sa Đéc (Đồng Tháp), nghề làm đường thốt nốt ở An Giang,...

- Tại châu thổ sông Cửu Long có rất nhiều lễ hội và nghệ thuật dân gian như lễ hội miếu Bà Chúa Xứ, lễ hội Nghinh Ông, lễ hội Chôl Chnăm Thmây, lễ hội Đua ghe Ngo, đặc biệt nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ đã được tổ chức UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể của thế giới.

- Đặc trưng quan trọng trong văn hóa ở vùng này là: Cuộc sống và hoạt động sản xuất của người dân châu thổ sông Cửu Long gắn liền với sông nước.

Câu 3: 

- Các hiện tượng cực đoan:

  • Biến đổi khí hậu làm gia tăng số ngày nắng nóng và hạn hán ở cả hai vùng châu thổ
  • Các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, dông, lốc, mưa lớn… xuất hiện nhiều hơn, khó dự đoán và có cường đô lớn.

Câu 4:

Thay đổi nhiệt độ và lượng mưa: 

- Biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ trung bình năm ở hai vùng châu thổ tăng khoảng 0,2C/thập kỉ. Đặc biệt những năm gần đây, từ năm 2011 đến năm 2018 nền nhiệt tăng mạnh nhất, lên tới 0,4°C. Mức tăng của nhiệt độ trung bình cũng khác nhau giữa các thời điểm trong năm.

- Biến đổi khí hậu làm lượng mưa trung bình năm ở hai vùng châu thổ có xu hướng tăng nhẹ với mức tăng 2,1% (giai đoạn 1958 - 2018) và biến động theo mùa.

Câu 5:

Mực nước biển dâng:

  • Biến đổi khí hậu làm cho mực nước biển dâng với xu hướng tăng trung bình 2,7 mm/ năm
  • Hai vùng châu thổ có vị trí giáp biển, lại có địa hình thấp nhất cả nước nên có nguy cơ ngập rất cao

Bình luận

Giải bài tập những môn khác