Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Địa lí 12 kntt bài 33: Phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo

1. NHẬN BIẾT (2 CÂU)

Câu 1: Nêu các điểm khái quát về biển Đông của Việt Nam?

Câu 2: Nêu các điểm khái quát về vùng biển của Việt Nam?


Câu 1:

Biển Đông nằm ở phía tây Thái Bình Dương, trải dài từ khoảng vĩ độ 3°N đến 26°B và từ khoảng kinh độ 100°Đ đến 121°Đ. Diện tích Biển Đông là 3,447 triệu km², lớn thứ hai ở Thái Bình Dương và thứ ba trên thế giới; có hai vịnh biển lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan. Các nước có chung Biển Đông với Việt Nam là Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Cam-pu-chia.

Khí hậu trên Biển Đông mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Độ muối trung bình khoảng 32 - 33%, có sự biến động theo mùa và theo khu vực. Trên Biển Đông có các dòng biển gió mùa, thay đổi hướng chảy, tính chất theo mùa.

Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản, sinh vật, du lịch,... là điều kiện thuận lợi để các nước trong khu vực khai thác tổng hợp kinh tế biển.

Câu 2: 

Biển Việt Nam có diện tích rộng khoảng 1 triệu km² (lớn gấp ba lần diện tích đất liền). Vùng biển nước ta bao gồm: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Vùng biển nước ta có hàng nghìn đảo và quần đảo, trong đó có hai quần đảo: quần đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà). Tính đến năm 2022, Việt Nam có 1 thành phố đảo trực thuộc tỉnh là Phú Quốc (Kiên Giang) và 11 huyện đảo là Cô Tô, Vân Đồn (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ, Cát Hải (Hải Phòng), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Hoàng Sa (Đà Nẵng), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Trường Sa (Khánh Hoà), Phú Quý (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) và Kiên Hải (Kiên Giang).

Đường bờ biển nước ta dài khoảng 3 260 km từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, có 28 tỉnh

và thành phố trực thuộc Trung ương giáp biển. Đây là điều kiện thuận lợi để khai thác các nguồn lợi trên Biển Đông của Việt Nam.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác