Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Địa lí 12 kntt bài 32: Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: Vùng kinh tế trọng điểm là gì?

Câu 2: Nêu đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm?

Câu 3: Nêu quá trình hình thành vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ?

Câu 4: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có định hướng phát triển như thế nào?

Câu 5: Nêu quá trình hình thành vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?

Câu 6: Nêu định hướng phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?

Câu 7: Em hãy cho biết quá trình hình thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?

Câu 8: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có định hướng phát triển như thế nào?

Câu 8: Nêu quá trình hình thành vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

Câu 9: Định hướng phát triển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là gì?


Câu 1: 

- Vùng kinh tế trọng điểm là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, hội tụ các điều kiện và yếu tố phát triển thuận lợi, có tiềm lực kinh tế lớn, giữ vai trò động lực, đầu tàu thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước.

Câu 2: 

- Hội tụ các yếu tố thuận lợi về vị trí địa lí, nguồn lực tự nhiên và nguồn lực kinh tế – xã hội, tạo nên tiềm lực lớn cho phát triển kinh tế – xã hội. 

- Được ưu tiên đầu tư (về vốn, khoa học – công nghệ, cơ sở hạ tầng....), từ đó tạo khả năng phát triển các ngành mới về công nghiệp, dịch vụ, tăng tốc độ phát triển và có thể lan toả đến các lãnh thổ khác. 

- Có đóng góp lớn cho quốc gia, giữ vai trò động lực trong sự phát triển chung của cả nước. Vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm thể hiện ở tỉ trọng đóng góp trong cả nước về GDP, tăng trưởng kinh tế, cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trị giá xuất khẩu,...

- Số lượng và phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm thay đổi phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Câu 3: 

- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ được thành lập năm 1997, bao gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương. Năm 2004, vùng được mở rộng thêm tỉnh Vĩnh Phúc và Bắc Ninh. Đến năm 2021, bảy tỉnh, thành phố của vùng có diện tích hơn 15 nghìn km², số dân là 17,6 triệu người.

Câu 4: 

- Chú trọng phát triển khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số; phát triển một số ngành dịch vụ hiện đại, chất lượng cao; các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giá trị gia tăng cao, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; phát triển kinh tế biển với các ngành vận tải biển, du lịch biển đảo,…

Câu 5: 

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được thành lập năm 1997, bao gồm Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Năm 2004, vùng được bổ sung thêm tỉnh Bình Định. Đến năm 2021, năm tỉnh, thành phố của vùng có diện tích khoảng 28 nghìn km², số dân là 6,6 triệu người.

Câu 6: 

- Tiếp tục phát triển các trung tâm du lịch biển, du lịch sinh thái mang tâm khu vực và thế giới; phát triển công nghiệp sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế, công nghiệp sản xuất ô tô; phát triển các cảng biển và dịch vụ cảng biển, hạ tầng và các trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá.

Câu 7: 

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam được thành lập năm 1998, bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu. Vùng mở rộng thêm các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Long An vào năm 2003 và tỉnh Tiền Giang vào năm 2009. Đến năm 2021, tám tỉnh, thành phố của vùng có diện tích hơn 30 nghìn km², số dân là 21,8 triệu người.

Câu 8: 

- Phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đi đầu trong khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, xây dựng kinh tế số, xã hội số; phát triển mạnh các dịch vụ tài chính ngân hàng, khoa học – công nghệ, logistics,...; thu hút đầu tư các ngành công nghiệp công nghệ cao, các công viên phần mềm, trí tuệ nhân tạo; phát triển kinh tế biển.

Câu 8:

- Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long được thành lập muộn nhất (năm 2009), bao gồm thành phố Cần Thơ và 3 tỉnh An Giang, Kiên Giang và Cà Mau. Đến năm 2021, vùng có diện tích hơn 16 nghìn km², số dân là 6,1 triệu người.

Câu 9: 

- Phát triển Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long tập trung vào lĩnh - vực nông nghiệp công nghệ cao; trở thành vùng nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ về nông nghiệp quốc gia và các dịch vụ nông nghiệp; phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, cơ khí, hoá chất phục vụ nông nghiệp; phát triển kinh tế biển.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác