Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Công nghệ 9 định hướng nghề nghiệp ctst Chủ đề 2: Giáo dục kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục quốc dân

1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)

Câu 1: Nêu khái niệm phân luồng trong giáo dục?

Câu 2: Nêu vai trò của phân luồng trong giáo dục phổ thông.

Câu 3: Sau tốt nghiệp trung học cơ sở, học sinh có hướng đi lựa chọn nào liên quan đến nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?

Câu 4: Mô tả cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân tại Việt Nam


Câu 1: 

Phân luồng trong giáo dục là biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục trên cơ sở thực hiện hướng nghiệp trong giáo dục, tạo điều kiện để học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông tiếp tục học ở cấp học, trình độ cao hơn hoặc theo học giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động phù hợp với năng lực, điều kiện cụ thể của cá nhân và nhu cầu của xã hội, góp phần điều tiết cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước.

Câu 2: 

Sự phân luồng trong giáo dục phổ thông giúp học sinh có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục, phù hợp với năng lực, điều kiện cụ thể của cá nhân.

Câu 3: 

Những hướng đi lựa chọn liên quan đến nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ cho học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở là:

- Tiếp tục học cấp trung học phổ thông, với những môn học thuộc tổ hợp lựa chọn có liên quan đến kĩ thuật, công nghệ tại các trường trung học phổ thông hoặc trung tâm giáo dục thường xuyên.

- Học các ngành nghề trình độ sơ cấp hoặc trung cấp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp để trở thành những lao động thủ công hoặc lao động có kĩ năng trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

- Tham gia thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ với những nghề, công việc thuộc nhóm nghề nghiệp lao động đơn giản, phù hợp với lứa tuổi và đúng pháp luật.

Câu 4: 

  • Giáo dục mầm non: gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo, với các lớp mầm, chồi, lá.
  • Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, với các lớp 1,2,3,4,5 ; giáo dục trung học cơ sở, với các lớp 6,7,8,9 và giáo dục trung học phổ thông, với các lớp 10,11,12.
  • Giáo dục đại học: đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và trình độ tiến sĩ
  • Giáo dục nghề nghiệp: đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác
  • Giáo dục thường xuyên gồm trung học cơ sở, trung học phổ thông và bồi dưỡng nâng cao trình độ.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác