Bức tranh vẽ cuộc biểu tình của nông dân ngày 12-9-1930 ở Nghệ An và bức ảnh chụp cuộc mít tinh ngày 1-5 – 1938 của đông đảo quần chúng nhân dân ở Hà Nội...

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Bức tranh vẽ cuộc biểu tình của nông dân ngày 12-9-1930 ở Nghệ An và bức ảnh chụp cuộc mít tinh ngày 1-5 – 1938 của đông đảo quần chúng nhân dân ở Hà Nội đã phản ánh hai sự kiện tiêu biểu trong phong trào cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930 – 1931 và 1936 – 1939. Vậy, những nét chủ yếu của phong trào cách mạng đó là gì? Phong trào đã diễn ra như thế nào?


Tháng 5/1930, phong trào của công nhân phát triển thành cao trào. Ngày 1 – 5 – 1930 lần đầu tiên nhân dân Việt Nam kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động. Khắp nơi diễn ra các hình thức đấu tranh để kỉ niệm như mít tinh, biểu tình, bãi công, bãi khoá, bãi thị, treo cờ đỏ búa liềm, rải truyền đơn, căng khẩu hiệu… Tiêu biểu nhất là cuộc đấu tranh của 5000 công nhân và nông dân khu vực thành phố Vinh, đòi tăng tiền lương, bớt giờ làm, chống sưu thuế…

Cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 của nông dân Hưng Nguyên (Nghệ An) kéo đến huyện lị, phá nhà lao, đốt huyện đường, vậy lính khố xanh, ủng hộ cuộc bãi công của công nhân Bến Thuỷ.

=> Phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản tổ chức và lãnh đạo. Đó là một phong trào cách mạng triệt để, diễn ra trên quy mô rộng lớn, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia với những hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt. Đây là một bước phát triển nhảy vọt về chất so với những phong trào yêu nước trước kia.


Trắc nghiệm Lịch sử 9 Chân trời bài 7: Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1930 - 1939 (P2)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác