Viết một câu chuyện về gia đình
Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương Tiếng Việt lớp 3 bộ cánh diều. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Viết một câu chuyện về gia đình
Viết một câu chuyện về gia đình
Tham khảo 1:
Mỗi người chúng ta ai ai cũng đều có gia đình riêng của mình, cũng đều được che trở trong vòng tay của người cha, người mẹ của mình, chính vì thế tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất.
Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, vô bờ bến của mỗi cá nhân con người, đây là nơi ấm áp chứa đựng tình thương giữa những con người có quan hệ huyết thống máu mủ ruột rà với nhau. Cha mẹ luôn dành tình yêu thương của mình cho con cái, họ cũng là người có thể tha thứ mọi lỗi lầm khi con họ mắc lỗi, sẵn sàng cho những người con của họ cơ hội để sửa sai, sửa chữa những lỗi lầm của mình. Cha mẹ cũng là người có thể dành tình cảm yêu quý vô điều kiện cho người con của mình, họ là những người cao cả, sẵn sàng hy sinh cả cuộc đời của mình cho những người con của họ.Tình cảm gia đình là nơi chứa đựng nhiều tình thương, ở đó con người được sống là chính mình, được bao bọc và chở che bởi những người mà mình thương yêu nhất. Con người được sống, được vun đắp và được phát triển một cách toàn diện, trong môi trường đó.
Mỗi chúng ta cần có ý thức và giữ gìn tình cảm của mình với người thân, bởi tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống mỗi con người. Dù đi đâu xa, con người cũng không thể nào quên đi được thứ tình cảm cao quý ấy.
Tham khảo 2:
Cu Sún nhìn hai bàn chân ông nội ngâm trong chậu nước ấm pha muối, nó ngạc nhiên quá đi mất. Tại sao bàn chân ông nội lại dài và to thế kia nhỉ?
Tại sao thì cu Sún chịu. Nó chỉ thấy, năm nào bố cũng mua một đôi giày bata ngoại cỡ cho ông nội. Năm nay, trời đã se lạnh, thế mà bố vẫn chưa mua giày cho ông. Bố bận việc hay quên không biết?
Dạo này, cu Sún ngủ với ông nội. Không được sờ ti mẹ, khó ngủ quá, nó nghĩ vẩn vơ và luôn miệng hỏi chuyện:
– Ông ơi! Tại sao con sông cạnh nhà mình lại gọi là sông Hồng?
– Vì nước sông có màu hồng chứ sao.
– Tại sao nước sông lại đỏ hồng lên thế hả ông?
– À, màu ấy là phù sa đấy.
Cu Sún hỏi chuyện gì, ông nội cũng biết. Nó tự hào về ông nội lắm. Gối đầu lên cánh tay gầy khô của ông, nó lại hỏi:
– Tại sao bàn chân ông to đến nỗi phải đi giày ngoại cỡ hả ông?
Xoay người ôm nó vào lòng, ông cười hiền lành:
– Thôi ngủ đi cháu, mai còn dậy sớm mà học bài.
Đã hơn một lần cu Sún hỏi về đôi bàn chân to quá khổ của ông. Nhưng ông đều lảng sang chuyện khác. Cu Sún khó hiểu và không vui. Ông không nói thì hỏi bố vậy. Nhưng bố làm bác sĩ ở mãi trên tỉnh cơ, chờ bố thì lâu quá, nhỡ bố quên mất thì xong… Quen tay, nó lần vào bộ ngực lép kẹp của ông nội. Bàn tay mềm mại của nó cụng vào khung xương gồ ghề, cứng như gỗ, nó vội rụt tay lại. Nó nghĩ về đôi bàn chân to quá khổ của ông nội… Tiếng máy nổ lúc khoan, lúc nhặt theo gió heo may vọng về đã kéo dòng suy nghĩ của nó ra bến sông, nơi ấy có nhiều thuyền gắn máy neo đậu. Hàng ngày đi học qua đây, nó thằng tỉ mẩn đứng đếm những người thợ đội than, vác đá lên bờ…
Sáng dậy, cu Sún vẫn nghĩ về đôi chân của ông nội. Nó thầm hỏi, chủ nhật này, liệu bố có về không nhỉ?
Cu Sún thổi bong bóng bằng xà phòng chơi, nó thích thú nhìn theo những quả bong bóng đủ các màu xanh, đỏ, tím, vàng bay lơ lửng trên trời. Mải chơi, bố đánh xe vào đến sân nó mới biết. Mừng quýnh lên, nó bám theo bố vào trong nhà. Bố đặt đôi giày ba ta màu tím còn thơm mùi vải lên bàn. Có thế chứ, bố quên sao được! Đi thử mấy bước xong, ông nội nói:
– Hơi chật một tí nhưng không sao. Đi dăm bữa, nửa tháng, nó dãn ra là vừa.
Có lẽ ông nói thế cho vui lòng bố thôi, chứ lúc đi thử, cu Sún thấy mặt ông nhăn lại có vẻ đau lắm.
Ăn cơm chiều xong, bố ngồi trầm ngâm bên bàn. Nó mon men đến gần:
– Bố!
Bố áp má lên mái tóc khét mùi nắng của nó, thủ thỉ:
– Bố thật có lỗi, năm nay không mua nổi một đôi giày cho ông nội!
Nó quàng hai tay ôm lấy cổ bố, hỏi:
– Tại sao bàn chân ông nội lại to và dài thế hả bố?
Không trả lời, bố đứng dậy, dắt nó ra bến sông. Mặt trời đã tà tà ngọn tre, thợ khuân vác vẫn cần mẫn làm việc. Tiết trời mát mẻ thế mà lưng áo ai cũng ướt đẫm mồ hôi. Đầu tóc chân tay, mặt mày nhem nhuốc những than, những cát và vôi bột. Cu Sún để ý thấy không ai đi giày cả…
– Họ khổ quá, bố nhỉ?
– Ừ! Quá khổ là đằng khác.
Tiến đến gần tốp thợ, bố chậm rãi kể:
– Con biết không, ông nội đã từng làm thợ khuân vác bến sông này ngót bốn mươi năm để lấy tiền nuôi bác Cầu, nuôi bồ ăn học nên người đấy! Con làm tính nhân được chứ, có à, lúc nào tính thử xem, bốn mươi năm trời, ông nội đã đi bao nhiêu bước chân trên bến sông kia và đội bao nhiêu thúng cát, vác bao nhiêu viên đá tảng… Đi lại nhiều, mang vác nặng nên bàn chân ông nội mới to khác thường thế đấy con ạ!
– Thì ra là vậy!
Lặng lẽ đi bên bố, cu Sún thầm nghĩ: “Ngày sau lớn lên, mình sẽ tìm mua bằng được giày bata ngoại cỡ cho ông nội!
Tham khảo 3:
Một người cha đi làm về rất muộn, mệt mỏi và bực bội sau một ngày bận rộn ở cơ quan. Ông vừa về đến nhà, đứa con trai năm tuổi đã ngồi chờ từ lúc nào và hỏi:
– Bố ơi, con hỏi bố một câu được không?
– Được chứ, con hỏi gì – Ông bố đáp.
– Bố ơi, bố làm được bao nhiêu tiền một tiếng đồng hồ?
– Đó không phải là việc của con. Mà tại sao con lại hỏi một việc như thế hả ? – Ông bố hết kiên nhẫn.
– Con muốn biết mà – đứa con nài nỉ.
– Nếu con cứ khăng khăng đòi biết, thì bố sẽ nói. Bố làm được hai đôla một giờ đồng hồ.
– Ôi – đứa bé rụt rè hỏi – bố cho con vay một đôla được không?
Ông bố rất bực mình:
– Nếu lý do duy nhất con muốn biết bố làm được bao nhiêu tiền chỉ là để vay mà mua mấy thứ đồ chơi vớ vẩn, thế thì mời con đi ngay vào phòng mình và ngủ đi. Hãy nghĩ xem tại sao con lại ích kỷ đến thế! Bố làm việc vất vả cả ngày, và không có thời gian cho những chuyện ấy đâu!
Đứa bé đi vào phòng đóng cửa. Ông bố ngồi xuống càng nghĩ càng cáu. Tại sao đứa con lại dám hỏi mình một câu như thế chứ?
Một giờ sau, khi đã bình tĩnh lại, ông bố nghĩ có thể đứa con rất cần tiền để mua một thứ gì đó, và nghĩ rằng mình đã quá nghiêm khắc với nó. Ông đi vào phòng con:
– Con ngủ chưa?
– Chưa ạ, con còn thức! – cậu bé nằm trên giường đáp.
– Bố suy nghĩ rồi, có thể bố đã quá nghiêm khắc. Đây là một đôla cho con.
Cậu bé cầm lấy rồi thò tay xuống dưới gối, lôi ra thêm mấy tờ tiền lẻ nữa.
Ông bố thấy con có tiền từ trước lại cáu. Khi đứa con xếp thành một xếp tiền ngay ngắn, ông bố càu nhàu:
– Tại sao con lại vay thêm tiền khi con đã có rồi?
– Vì con chưa có đủ ạ! – Bỗng đứa trẻ ngẩng lên vui sướng – Bây giờ thì con có đủ rồi! Bố ơi, đây là hai đô la, con có thể mua một giờ trong thời gian của bố không?
Tham khảo 4:
“Ngày mai là sinh nhật mẹ đấy! Bố thì thầm với bé Nhi. Vui quá, vậy thì Nhi phải có quà tặng mẹ mới được. Tìm quà gì bây giờ? Nhi đâm chiêu suy nghĩ như người lớn. Nhi có một gói kẹo bố cho, nhưng mẹ chẳng thích ăn kẹo. Hay là búp bê? Không được, mẹ lớn rồi, đâu có chơi búp bê. Chợt bé Nhi nhớ ra: “ Đúng rồi, mẹ thích hoa! Sinh nhật mẹ năm ngoái, bố cũng tặng hoa cho mẹ”.
Nhìn ra vườn, Nhi thấy mấy cây hông, cây cúc ông trồng đang nở hoa, khoe sắc rực rỡ dưới ánh mặt trời. Nhưng Nhi muốn dành nhiều điều cho mẹ. Nhi muốn món quà tặng mẹ thật ý nghĩa.
Nhi chạy đi tìm ông để hỏi xin hạt giống hoa. Ông ngạc nhiên lắm, không hiểu Nhi định làm gì.
Suỵt! Ông cứ cho cháu rồi ngày mai, cả nhà sẽ biết mà!
Nhìn thấy vẻ mặt quan trọng của Nhi, ông cũng đành chiều cháu gái. Cầm mấy hạt giống bé xíu trong tay, Nhi nói nho:
Ông nhớ giữ bí mật cho cháu đấy nhé!
Nhi gieo hạt vào cái cốc nhựa cũ đựng đầy đất và tưới nước như ông vẫn làm, cô bé tưởng tương ra những hạt giống sáng mai sẽ nảy mầm và cây sẽ nở những bông hoa đẹp.
Sáng hôm sau, không đợi mẹ goi, Nhi dậy thật sớm. Chưa xuống khỏi giương cô bé đã reo lên:
Con chúc mừng sinh nhật mẹ! Con có quà tặng mẹ đây!
Vừa nói Nhi vừa chạy đi lấy chiếc cốc đã gieo hạt. Nhưng Nhi sững lại, ỉu xìu gần phát khóc. Mấy hạt giống vẫn nằm im dưới lớp đất nâu. Chẳng có bông cúc, bông hông nào nở cả. Nhi không có những bông hoa tự tay trồng để tặng mẹ rồi.
Biết chuyện mẹ cảm động ôm Nhi vào lòng. Mẹ giảng cho Nhi hiểu từ cái hạt gieo xuống đất nảy mầm, đâm trồi, kết lá, trổ hoa phải có thời gian và công sức chăm sóc. Như bé Nhi ngày trước mẹ sinh ra bé xíu, đến nay lớn khôn, biết yêu thương mẹ, nghĩ đến mẹ đấy. Mẹ thơm lên má Nhi:
Con biết không? Con chính là bông hoa đẹp nhất, là món quà ý nghĩa nhất tặng mẹ hôm nay đấy!
Tham khảo 5:
Chuyện đời xưa Sơn đã được xem trên đài truyền hình không biết bao nhiêu lần, nhưng Sơn vẫn thích nghe bà kể chuyện hơn. Cái miệng của bà móm mém là thế mà kể chuyện cổ tích đến là hay!
Khoái nhất vẫn là lúc Sơn cùng bà chơi trò lắp ráp. Sơn hướng dẫn bà làm, tưởng tượng như mình là cô giáo. Oai biết bao nhiêu! Tay bà gầy bầy, run run, chật vật mãi mới ráp được một mô hình. Bắt chước cô giáo, Sơn khen:
– Bà giỏi lắm!
Bà cười, cái miệng móm mém nở ra, đôi mắt híp lại.
Ba mẹ Sơn bận việc cơ quan tối mắt tối mũi, nhà chỉ có hai bà cháu thủ thỉ. Chung cư vừa có thêm mấy gia đình nữa dọn tới. Sơn mừng lắm vì có bạn mới. Cũng từ đó, bà bị “thất nghiệp”, không còn được Sơn mời làm “học trò” để dạy chơi trò lắp ráp nữa.
Một bữa, buồn quá không biết làm gì, bà mon men đến bên lũ trẻ. Nhưng khi bà vừa chạm tay vào đồ chơi, Sơn đã la lên:
– Bà bỏ xuống đi, kẻo hỏng đồ chơi của cháu!
Bà tần ngần rụt tay lại rồi buồn bã quay đi.
Khi lũ bạn đi vắng hết, không có ai chơi cùng, Sơn lại rủ bà. Bà mừng lắm, sà vào chơi liền, chả biết giận.
Một bữa đi học về, Sơn không thấy bà đâu. Ba mẹ Sơn nói bà bị bệnh phải nằm viện. Đêm đó, không có giọng kể chuyện tỉ tê của bà, Sơn nhớ bà không ngủ được, nằm khóc thút thít, mẹ dỗ mãi mới chịu nín.
Hôm sau, Sơn vào viện thăm bà. Nắm bàn tay gầy gầy đầy nếp nhăn của bà, Sơn nói:
– Bà ráng uống thuốc cho mau hết bệnh, chóng lớn! Rồi cháu sẽ cho bà chơi lắp ráp. Cháu hứa đấy!
Nằm trên giường bệnh, bà phì cười, đôi môi nhợt nhạt nở ra, đôi mắt híp lại …
Sơn cũng cười, phô hai cái răng to như hai hạt ngô ngộ nghĩnh ….
Bình luận