Viết đoạn văn ngắn phân tích bút pháp miêu tả diễn biến tâm trạng của tác giả trong truyện ngắn Người ở bến sông Châu

Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương Ngữ văn lớp 10 bộ cánh diều. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại sự việc bầy chim chìa vôi bay lên khỏi bãi sông bằng lời của một trong hai nhân vật Mon hoặc Mèn (ngôi kể thứ nhất) trong đoạn trích Bầy chim chìa vôi - Nguyễn Quang Thiều

Viết đoạn văn ngắn phân tích bút pháp miêu tả diễn biến tâm trạng của tác giả trong truyện ngắn Người ở bến sông Châu

Tham khảo 1:

Bút pháp miêu tả (tả cảnh và diễn biến tâm lí các nhân vật) của tác giả trong truyện ngắn Người ở bến sông Châu đã cho ta thấy được niềm say mê khẳng định cái tốt, cái tích cực; phủ nhận những điều xấu xa giả dối sẽ đem lại cho tác phẩm một luồng sinh khí, biến những tư tưởng khô khan thành các hình tượng sinh động, tạo ra một bầu khí quyển nóng bỏng, biến tác phẩm trở thành một sợi dây truyền tình cảm của tác giả đến người tiếp nhận. Sự nhiệt thành trong việc bộc lộ cảm xúc của nhà văn, nhà thơ sẽ khiến “cảm hứng chủ đạo của tác phẩm chi phối sự thống nhất cảm xúc của hình tượng, chi phối hệ thống nghệ thuật biểu cảm của tác phẩm”. Đặc biệt trong thể loại truyện ngắn - một thể loại có dung lượng khiêm tốn, thường lấy cái “khoảnh khắc”, cái “lát cắt” cuộc sống làm căn cốt - thì vai trò của cảm hứng nghệ thuật càng quan trọng. Truyện càng ngắn thì sự dồn nén của tình tiết và sự mãnh liệt trong tình cảm càng đòi hỏi cao. Những xúc cảm tâm lý thường bộc lộ một cách cao độ hơn, thể hiện nội dung tư tưởng một cách nổi bật, tập trung vào một vấn đề nhân sinh trọng tâm chứ không dàn trải như ở thể loại tiểu thuyết.

     Sương Nguyệt Minh khai thác những sự kiện, con người trong các cuộc chiến càng không dừng lại ở cái nhìn xuôi chiều, phiến diện. Với chỗ đứng của một người đã có độ lùi khoảng cách thời gian với “một thời đã qua”, Sương Nguyệt Minh nhìn chiến tranh và những người đi ra từ chiến tranh với một cái nhìn sâu hơn, đa chiều hơn. Yêu cầu tái hiện lịch sử giờ chỉ là một phần, nhà văn còn khám phá được thế giới tâm lý con người, số phận con người trong và sau cuộc chiến. Sương Nguyệt Minh biết đặt cuộc chiến trong tương quan với cuộc sống hôm nay, từ đó có những đóng góp không nhỏ vào mảng đề tài viết về chiến tranh. Sự đan xen cảm hứng ở những tác phẩm viết về chiến tranh tạo ra những mảng màu đa dạng trong tác phẩm của Sương Nguyệt Minh. Đọc những câu chuyện của anh viết về thời kỳ khói lửa, người đọc vừa được cảm nhận vẻ đẹp lung linh của những mối tình thời chiến, vừa thấy cái khốc liệt mà bom đạn gây ra cũng như những đổi thay đau lòng khi con người bước vào cuộc sống hòa bình. 

Tham khảo 2:

Cách viết của tác giả (tả cảnh và diễn biến tâm lí nhân vật) trong truyện ngắn “Người ở bến sông Châu” đã cho ta thấy niềm say mê khẳng định cái tốt, cái tích cực của ông. Phủ nhận cái xấu giả tạo tiếp thêm sinh lực cho tác phẩm, biến những suy nghĩ khô khan thành những hình ảnh sống động, tạo không khí nóng bỏng, biến tác phẩm thành một đường truyền, chuyển tải tình cảm của tác giả đến người tiếp nhận. Sự háo hức bộc lộ cảm xúc của nhà văn hay nhà thơ dẫn đến “cảm hứng chủ đạo của tác phẩm chi phối sự thống nhất cảm xúc của bức tranh và hệ thống nghệ thuật biểu đạt của tác phẩm”. Vai trò của cảm hứng nghệ thuật càng quan trọng hơn, đặc biệt là trong thể loại truyện ngắn, mà cốt lõi là 'những khoảnh khắc', những 'mảnh vỡ' của cuộc đời. Truyện càng ngắn thì cốt truyện và cảm xúc càng mạnh. Tình cảm tâm linh thường được thể hiện một cách tinh vi hơn, thể hiện nội dung tư tưởng một cách nổi bật, tập trung vào những vấn đề cốt lõi của con người chứ không mở rộng như thể loại tiểu thuyết. Sương Nguyệt Mạt lợi dụng biến cố, người trong cuộc chiến hơn một chiều, nhìn một chiều. Được định vị là một nhân vật trở về “một thời đã qua”, Sương Nguyệt Minh có cái nhìn sâu hơn, đa chiều hơn về chiến tranh và những người hồi phục sau chiến tranh. Yêu cầu tái hiện truyện hiện chỉ là một phần của truyện, tác giả cũng đang khám phá thế giới số phận con người và tâm lý con người trong và sau chiến tranh. Sương Nguyệt Minh có đóng góp quan trọng cho văn học chiến tranh vì ông hiểu cách liên hệ chiến tranh với cuộc sống hiện đại. Cảm hứng đan xen với những tác phẩm viết về chiến tranh mang đến cho tác phẩm của Sương Nguyệt Minh muôn vàn màu sắc. Khi đọc truyện Tuổi Mùi Lửa, người đọc thấy được vẻ đẹp lung linh của những mối tình thời chiến, sự khốc liệt của bom đạn và những đổi thay đau thương khi con người bước vào cuộc sống bình yên.Top of FormBottom of Form

Tham khảo 3:

     Truyện ngắn Người ở bến sông Châu để lại những bài học thấm đượm giá trị nhân văn sâu sắc. Truyện ngắn như phơi bày hiện thực tàn khốc của chiến tranh khi con người không những phải chịu đựng những mất mát về thể xác mà còn phải chịu những nỗi đau về tinh thần. Như dì Mây trong câu chuyện, hoàn cảnh chiến tranh đã cướp đi tuổi thanh xuân, mối tình đẹp đẽ dang dở của dì. Từ câu chuyện đó như một bài học với những người trẻ chúng ta, chúng ta thật may mắn được sinh ra khi đất nước đã hòa bình độc lập, không còn bom đạn, chia li. Chính vì vậy chúng ta cần biết trân trọng những gì mình đang có và biết ơn những người đi trước họ đã hi sinh cuộc đời mình để đất nước được hòa bình, hạnh phúc. 

Tham khảo 4:

Bút pháp miêu tả cảnh đã giúp làm nổi bật lên tâm trạng, cảm xúc đau buồn, tiếc nuối, những suy nghĩ "chúng ta sẽ làm lại", "anh sẽ từ bỏ tất cả. Chúng ta về sống với nhau" giằng xé nội tâm của hai nhân vật dì Mây và chú San. Tác giả đã khéo léo đưa vào nhân vật những cảm xúc cô đọng qua mắt hai người không phải màn đêm dưới tán lá bưởi thoang thoảng mùi hương thuần khiết mà là bến sống. Bên cạnh đó tác giả còn miêu tả không gian bến sông Châu năm ấy giữa mùa hoa gạo cháy. Từng cánh, từng cánh hoa đỏ tươi rắc đầy lỗi xuống đò....Tác giả khéo léo miêu tả những kỉ niệm của hai người qua từng năm tháng ở bên nhau Người con gái chèo đò đưa người con trai đi nước ngoài học. Đò ngang bồng bềnh, bồng bềnh....người con gái bỏ chèo ôm chặt, nép đầu vào ngực người yêu. Con đò cứ trôi đi, chở hai người lặng im ôm nhau như không hề có chiến tranh, không có cuộc chia ly.

Hai người kể lại cho nhau nghe những hồi ức đẹp "Ở nước ngoài, đêm nào anh cũng nhớ đến em, nhớ bến sông Châu", "Ngày ở Trường Sơn, trang nhật kí nào em cũng viết tên anh". Tình yêu, nỗi nhớ như kéo không gian, thời gian gần lại. Trong lòng họ, tình yêu, tình thương lại bùng lên bớt chợt, cồn cào, da diết. Nhà văn tạo lên một không khí ngột ngạt nghẹt thở. Đó đây im ắng hãi hùng như đang dồn nén cho một trận cuồng phong bão tố sắp cuộn lên ở bến sông Châu.

Sự khéo léo và đa tài trong bút pháp tài tình của tác giả tạo lên một không gian lãng mạn và tạo lên một thế giới cảm xúc sinh động.

 

Tham khảo 5:

Phong cảnh, nỗi buồn, sự tiếc nuối, `` hãy làm lại lần nữa '', `` san người ta vứt bỏ mọi thứ '',… khéo léo thể hiện những cung bậc cảm xúc cô đọng qua ánh mắt của hai người. Không phải là một đêm dưới tán lá bưởi thơm tinh khiết mà sống động chi chít. Tác giả còn miêu tả địa điểm bến sông Châu năm nay vào giữa mùa hoa gạo cháy. Từng cánh hoa, từng cánh hoa đỏ tươi, đốm bọ trên thuyền ... Tác giả đã khéo léo miêu tả những kỉ niệm của hai người đã trải qua bao nhiêu năm tháng bên nhau. Con thuyền lững lờ trôi .... Cô gái vừa dừng chèo đã ôm chặt và vùi đầu vào ngực người yêu. Con tàu trôi, hai người lặng lẽ ôm nhau như không hề có chiến tranh hay chia tay. Hai người nói: “Ở nước ngoài, đêm nào anh cũng nghĩ đến em Cô Châu bờ sông” và “Một ngày ở Trường Sơn, anh đã viết tên em vào từng trang nhật ký.” Tình yêu và nỗi nhớ mang không gian và thời gian xích lại gần nhau hơn. Trong lòng họ tình yêu và tình cảm bùng lên không phải đột ngột mà dai dẳng và dữ dội. Tác giả tạo ra một bầu không khí ngột ngạt, ngột ngạt. Một sự im lặng khủng khiếp ngự trị ở đây và ở đó, như bị bóp nghẹt bởi cơn bão sẽ đổ dồn về bờ sông Châu. Sự khéo léo và đa tài ẩn chứa trong lối viết độc đáo của tác giả đã tạo nên một không gian lãng mạn và tạo nên một thế giới sống động và giàu cảm xúc.

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác