Hãy viết đoạn văn ( khoảng 8 -10 dòng) với câu chủ đề : Mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến luôn mang một nỗi buồn man mác như chính nỗi niềm của tác giả về đất nước, về thời cuộc. Giải thích cách sắp xếp trật tự từ ở một câu trong đoạn văn mà em đã viết.

Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương Ngữ văn lớp 10 bộ cánh diều . Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Hãy viết đoạn văn ( khoảng 8 -10 dòng) với câu chủ đề : Mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến luôn mang một nỗi buồn man mác như chính nỗi niềm của tác giả về đất nước, về thời cuộc. Giải thích cách sắp xếp trật tự từ ở một câu trong đoạn văn mà em đã viết.

Đề 13 : Hãy viết đoạn văn ( khoảng 8 -10 dòng) với câu chủ đề : Mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến luôn mang một nỗi buồn man mác như chính nỗi niềm của tác giả về đất nước, về thời cuộc. Giải thích cách sắp xếp trật tự từ ở một câu trong đoạn văn mà em đã viết. 

Bài tham khảo 1 : 

Mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến luôn mang một nỗi buồn man mác như chính nỗi niềm của tác giả về đất nước, về thời cuộc. Trong bài thơ Câu cá mùa thu, bức tranh làng quê vào mùa thu được tác giả khắc họa qua những hình ảnh đặc trưng nhất. Ao thu mang vẻ lạnh lẽo với mặt nước trong veo đến độ có thể phản chiếu được sắc trời xanh ngắt của mùa thu. Một cơn gió khẽ thổi khiến chiếc lá vàng khẽ rơi xuống. Phía trên cao, những đám mây đang lơ lửng, mang vẻ chậm chạp. Không gian vắng lặng, cô quạnh đã góp phần diễn tả tâm trạng buồn bã, cô quạnh trong lòng nhà thơ. Đó chính là nỗi lòng của một con người luôn lo lắng cho đất nước. Giải thích cách sắp xếp trật tự từ trong câu: Trong bài thơ Câu cá mùa thu, bức tranh làng quê vào mùa thu được tác giả khắc họa qua những hình ảnh đặc trưng nhất. Việc đưa cụm từ “Trong bài thơ Câu cá mùa thu” lên đầu làm chủ ngữ góp phần nhấn mạnh vào phạm vi phân tích là trong tác phẩm này.

Bài tham khảo 2 : 

Tìm hiểu “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến, bạn đọc không chỉ khám phá cảnh sắc mây trời mà hơn hết, đó là cảm nhận lòng người, tình người. Hình ảnh trung tâm của bài thơ không phải con thuyền hay chiếc lá mà là bóng dáng người câu cá lẻ loi, cô độc. Với các từ láy “lạnh lẽo, tẻo teo, lơ lửng”, ta không chỉ tưởng tượng dáng dấp hay trạng thái của sự vật mà còn là tâm trạng cô đơn, nỗi buồn u uất, sự trống vắng trong tâm hồn nhà thơ. Nhưng vì sao tác giả lại có tâm trạng đó? Nguyễn Khuyến là ví dụ điển hình cho người nho sĩ thành công trên con đường học vấn và quan lộ trong môi trường đào tạo của chế độ phong kiến xưa. Nhưng khi ông đạt tới đỉnh cao sự nghiệp cũng là lúc nước nhà bước vào một giai đoạn lịch sử đầy bi thương. Hệ tư tưởng Nho giáo mà nhà thơ từng tôn thờ giờ đây đã không còn phù hợp. Nguyễn Khuyến luôn thấy mình cô độc, lạc lõng giữa những biến động của thời cuộc. Điều duy nhất ông có thể làm là tỏ thái độ bất hợp tác với kẻ thù dân tộc, lui về quê ở ẩn nhầm giữ tiết tháo, nhân cách và cũng để quên đi những dằn vặt đau đớn. Từ đây có thể thấy, bức tranh thu có lẽ chỉ là một phương tiện để thi nhân gửi gắm tấm lòng yêu nước sâu đậm. 

Em chọn câu: "Nhưng khi ông đạt tới đỉnh cao sự nghiệp cũng là lúc nước nhà bước vào một giai đoạn lịch sử đầy bi thương."  Em sắp xếp sự việc "ông đạt đỉnh cao sự nghiệp" trước "giai đoạn lịch sử đầy bi thương" để nhấn mạnh sự mất mát, đau đớn và bất lực trong cuộc đời, sự nghiệp của tác giả Nguyễn Khuyến.

Bài tham khảo 3 : 

Mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến luôn mang một nỗi buồn man mác như chính nỗi niềm của tác giả về đất nước, về thời cuộc. Thật vậy, chùm bài thơ về thu của nhà thơ Nguyễn Khuyến là chùm thơ xuất sắc nhất của nhà thơ, được sáng tác trong thời gian nhà thơ cáo quan về ở ẩn. Trong bài Thu điếu, nhà thơ đã thể hiện được nỗi niềm buồn man mác qua những hình ảnh thiên nhiên nhẹ nhàng, trữ tình, ẩn chứa nỗi buồn man mác: nhà cỏ thấp le te, ngõ tối có những con đom đóm lập loè, khói nhạt, bóng trăng loe trên mặt hồ lóng lánh, màu trời xanh ngắt,... Thế nhưng đằng sau những cảnh thiên nhiên ấy là hình ảnh mắt đỏ hoe và uống rượu say nhè. Người đọc có thể cảm nhận được đó là nỗi buồn của thời cuộc, của lực bất tòng tâm khi không thể phụng sự tổ quốc vì đã về quê ở ẩn. Tinh thần ấy cũng xuất hiện tương tự trong Thu điếu. Dù đang ngồi cần câu nhưng khung cảnh thiên nhiên vô cùng tĩnh mịch đến cô đơn, hiu quạnh. Và trên nền cảnh ấy, người ngồi câu cá chỉ ngồi bất động ôm cần mà thôi, chỉ có sự chuyển động duy nhất là cá đớp động dưới chân bèo. Tóm lại, mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến luôn mang một nỗi buồn man mác như chính nỗi niềm của tác giả về đất nước, về thời cuộc.

Trong bài Thu điếu, nhà thơ đã thể hiện được nỗi niềm buồn man mác qua những hình ảnh thiên nhiên nhẹ nhàng, trữ tình, ẩn chứa nỗi buồn man mác: nhà cỏ thấp le te, ngõ tối có những con đom đóm lập lòe, khói nhạt, bóng trăng loe trên mặt hồ lóng lánh, màu trời xanh ngắt,...

Trạng ngữ: Trong bài Thu điếu

Chủ ngữ: nhà thơ

Vị ngữ: đã thể hiện được nỗi niềm buồn man mác qua những hình ảnh thiên nhiên nhẹ nhàng, trữ tình, ẩn chứa nỗi buồn man mác: nhà cỏ thấp le te, ngõ tối có những con đom đóm lập lòe, khói nhạt, bóng trăng loe trên mặt hồ lóng lánh, màu trời xanh ngắt,...

Trật tự từ: Trạng ngữ --> Chủ ngữ --> Vị ngữ

Bài tham khảo 4 : 

Với tấm lòng của một con người được mệnh danh là Tam Nguyên Yên đổ, Nguyễn Khuyến đã làm quan mấy năm dưới triều Nguyễn nên ông đã có trong mình cái nhìn toàn cảnh về thời cuộc bấy giờ. Nào là thời buổi rối ren, nào là bách tính cực khổ, tất cả đều hiện ra trước mắt. Vì vậy, ngay cả khi đã về hưu, sống cuộc sống ẩn dật, an nhàn về thể chất nhưng tinh thần, tâm hồn ông vẫn mang nặng một nỗi lòng với quê hương, đất nước mà bốn bề chẳng yên. Ông buồn trước tình cảnh rối loạn của đất nước, thương cho nhân dân biết bao giờ mới có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nỗi niềm canh cánh đó thể hiện rõ tinh thần yêu nước, thương dân của một vị quan luôn hết lòng vì dân, vì triều đình.

 

Câu được gạch chân trên sử dụng biện pháp đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ, viết đúng phải là: Tất cả đều hiện ra trước mắt nào là thời buổi rối ren, nào là bách tính cực khổ.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác