Trắc nghiệm vật lí 8 bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên ? (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 8 bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên ? (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Chọn phát biểu sai khi nói về chuyển động của các phân tử, nguyên tử.
- A. Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.
B. Các nguyên tử, phân tử chuyển động theo một hướng nhất định.
- C. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên.
- D. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng về hiện tượng khuếch tán?
- A. Khuếch tán là hiện tượng hai chất biến đổi thành một chất.
- B. Khuếch tán là hiện tượng các chất khi tiếp xúc thì phản ứng với nhau.
C. Hiện tượng khuếch tán chứng tỏ phân tử của các chất chuyển động không ngừng và giữa chúng có khoảng cách.
- D. Hiện tượng khuếch tán chứng tỏ kích thước của các phân tử phụ thuộc vào nhiệt độ.
Câu 3: Khi đổ 100cm3 rượu vào 100cm3 nước thì thu được bao nhiêu cm3 hỗn hợp?
- A. 250cm3
- B. > 100cm3
- C. 100cm3
D. < 200cm3
Câu 4: Nguyên tử, phân tử không có tính chất nào sau đây?
- A. Giữa chúng có khoảng cách.
- B. Chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ càng cao.
- C. Chuyển động không ngừng.
D. Nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm.
Câu 5: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra?
- A. Đường tan vào nước
- B. Sự khuếch tán của đồng sunfat vào nước.
- C. Quả bóng bay dù được buộc thật chặt vẫn xẹp dần theo thời gian
D. Sự tạo thành gió
Câu 6: Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng khuếch tán?
- A. Đường để trong cốc nước, sau một thời gian nước trong cốc ngọt hơn ban đầu.
- B. Miếng sắt để trên bề mặt miếng đồng, sau một thời gian, trên bề mặt miếng sắt có phủ một lớp đồng và ngược lại.
C. Cát được trộn lẫn với ngô.
- D. Mở lọ nước hoa ở trong phòng, một thời gian sau cả phòng đều có mùi thơm.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là sai?
Khi nhiệt độ tăng thì .........................................
- A. chuyển động Brown diễn ra nhanh hơn.
- B. hiện tượng khuếch tán diễn ra nhanh hơn.
- C. tốc độ chuyển động hỗn loạn của các nguyên tử, phân tử tăng lên.
D. khối lượng phân tử, nguyên tử cấu tạo nên các chất tăng lên.
Câu 8: Hiện tượng nào sau đây không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra?
- A. Quả bóng bay dù được buộc thật chặt vẫn xẹp dần theo thời gian.
- B. Sự khuếch tán của đồng sunfat vào nước.
- C. Đường tan vào nước.
D. Sự tạo thành gió.
Câu 9: Khi tăng nhiệt độ của một vật thì đại lượng nào sau đây không thay đổi?
- A. Khoảng cách giữa các phân tử cấu tạo nên vật.
- B. Vận tốc của các phân tử cấu tạo nên vật.
C. Khối lượng của các phân tử cấu tạo nên vật.
- D. Thể tích của vật.
Câu 10: Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng khuếch tán?
- A. Đường tan vào nước.
- B. Dung dịch đồng sunfat trong nước.
C. Thóc trộn lẫn với gạo.
- D. Mở lọ nước hoa ở trong phòng, một thời gian sau cả phòng đều có mùi thơm.
Câu 11: Hiện tượng khuếch tán giữa hai chất lỏng xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào
- A. trọng lượng chất lỏng.
- B. thể tích chất lỏng.
C. nhiệt độ chất lỏng.
- D. khối lượng chất lỏng.
Câu 12: Nguyên tử, phân tử không có tính chất nào sau đây?
- A. Giữa chúng có khoảng cách.
- B. Chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ càng cao.
C. Nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm.
- D. Chuyển động không ngừng.
Câu 13: Khi nhiệt độ giảm thì hiện tượng khuếch tán xảy ra như thế nào?
- A. Xảy ra nhanh hơn.
B. Xảy ra chậm hơn.
- C. Không thay đổi.
- D. Có thể xảy ra nhanh hơn hoặc chậm hơn.
Câu 14: Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên?
- A. Trọng lượng của vật
- B. Khối lượng của vật
C. Nhiệt độ của vật
- D. Cả khôi lượng lẫn trọng lượng của vật
Câu 15: Trong một căn phòng, nước hoa trong một chiếc lọ bị đổ ra ngoài. Sau một lúc, mọi người trong phòng đều ngửi được mùi nước hoa. Trong trường hợp này, đã có những hiện tượng vật lí nào xảy ra?
- A. Nóng chảy và đông đặc.
- B. Bay hơi và ngưng tụ.
C. Bay hơi và khuếch tán.
- D. Ngưng tụ và khuếch tán.
Câu 16: Trong thí nghiệm của Bơ-rao các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng vì:
A. Các phân tử nước chuyển động không ngừng, va chạm vào chúng mọi phía.
- B. Chúng là các phân tử
- C. Giữa chúng có khoảng cách
- D. Chúng là các thực thể sống.
Câu 17: Khi nhiệt độ tăng thì hiện tượng khuếch tán xảy ra như thế nào?
A. Xảy ra nhanh hơn.
- B. Xảy ra chậm hơn.
- C. Không thay đổi.
- D. Có thể xảy ra nhanh hơn hoặc chậm hơn.
Câu 18: Hiện tượng khuếch tán giữa hai chất lỏng xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào
- A. khối lượng chất lỏng.
- B. màu sắc chất lỏng.
- C. thể tích chất lỏng.
D. nhiệt độ chất lỏng.
Bình luận