Tắt QC

Trắc nghiệm vật lí 10 chương 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn (P1)

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 10 chương 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Để xác định điều kiện cân bằng của chất điểm, người ta dựa vào định luật nào sau đây?

  • A. Định luật I Niu-tơn.
  • B. Định luật II Niu-tơn.
  • C. Định luật III Niu-tơn.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 2: Một quả cầu đồng chất có khối lượng 4 kg được treo vào tường thẳng đứng nhờ một sợi dây hợp với tường một góc α=30$^{o}$. Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc của quả cầu với tường. Lấy g = 9,8 m/s$^{2}$. Lực của quả cầu tác dụng lên tường có độ lớn

                                           

  • A. 23 N.
  • B. 22,6 N.
  • C. 20 N.
  • D. 19,6 N.

Câu 3: Một thanh AB = 7,5 m có trọng lượng 200 N có trọng tâm G cách đầu A một đoạn 2 m. Thanh có thể quay xung quanh một trục đi qua O. Biết OA = 2,5 m. Để AB cân bằng phải tác dụng vào đầu B một lực F có độ lớn bằng

  • A. 100 N.
  • B. 25 N.
  • C. 10 N.
  • D. 20 N.

Câu 4: Một khối trụ có thể lăn trên mặt bàn nằm ngang với trọng tâm của nó nằm trên tâm hình học. Cân bằng của khối trụ là

  • A. cân bằng không bền.
  • B. cân bằng bền.
  • C. cân bằng phiếm định.
  • D. không thể cân bằng.

Câu 5: Một người nâng một tấm gỗ dài 1,5 m, nặng 30 kg và giữ cho nó hợp với mặt đất nằm ngang một góc 60°. Biết trọng tâm của tấm gỗ cách đầu mà người đó nâng 120 cm, lực nâng vuông góc với tấm gỗ. Tính lực nâng của người đó.

                                  

  • A. 300 N
  • B. 51,96 N
  • C. 240 N
  • D. 30 N

Câu 6: Trọng tâm của vật trùng với tâm hình học của nó khi nào?

  • A. Vật có dạng hình học đối xứng.
  • B. Vật có dạng là một khối cầu.
  • C. Vật đồng tính, có dạng hình học đối xứng.
  • D. Vật đồng tính.

Câu 7: Hùng va Dũng cùng nhau đẩy một chiếc thùng đựng hàng có trọng lượng 1200 N. Hùng đẩy với một lực 400 N. Dũng đẩy với một lực 300 N. Hệ số ma sát trượt giữa thùng và sàn nhà là μ = 0,2. Gia tốc trong chuyển động tịnh tiến của thùng là (g = 10 m/s$^{2}$):

  • A. 0,38 m/s$^{2}$
  • B. 0,038 m/s$^{2}$
  • C. 3,8 m/s$^{2}$
  • D. 4,6 m/s$^{2}$

Câu 8: Một vật đang quay quanh một trục cố định với tốc độ góc không đổi. Nếu bỗng nhiên tất cả mômen lực tác dụng lên vật mất đi thì

  • A. Vật quay chậm dần rồi dừng lại.
  • B. Vật quay nhanh dần đều.
  • C. Vật lập tức dừng lại.
  • D. Vật tiếp tục quay đều.

Câu 9: Một thanh chắn đường AB dài 7,5 m; có khối lượng 25 kg, có trọng tâm cách đầu A 1,2 m. Thanh có thể quay quanh một trục nằm ngang cách đầu A 1,5 m. Để giữ thanh cân bằng nằm ngang thì phải tác dụng lên đầu B một lực bằng bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2 .

  • A. 125 N
  • B. 12,5 N
  • C. 26,5 N
  • D. 250 N

Câu 10:Một vật rắn chịu tác dụng đồng thời hai lực $\vec{F_{1}}$ và $\vec{F_{2}}$ có cùng độ lớn, giá song song nhưng ngược chiều. Câu nào sau đây là đúng cho tình trạng này?

                               

  • A. Vật không chuyển động tịnh tiến, nhưng thực hiện chuyển động quay.
  • B. Vật chuyển động tịnh tiến, nhưng không thực hiện chuyển động quay.
  • C. Vật không chuyển động tịnh tiến cũng không thực hiện chuyển động quay.
  • D. Vật vừa chuyển động tịnh tiến, vừa thực hiện chuyển động quay.

Câu 11: Thanh AB có khối lượng m = 15kg, đầu A tựa trên sàn nhám, đầu B nối với tường bằng dây BC nằm ngang, góc α = 60°. Độ lớn lực ma sát tác dụng lên thanh AB.

  • A. 25N
  • B. 21$\sqrt{3}$ N
  • C. 25$\sqrt{3}$N
  • D. 30N

Câu 12: Thước AB = 100cm, trọng lượng P = 10N, trọng tâm ở giữa thước. Thước có thể quay dễ dàng xung quanh một trục nằm ngang đi qua O với OA = 30cm. Để thước cân bằng và nằm ngang, ta cần treo một vật tại đầu A có trọng lượng bằng bao nhiêu?

  • A. 4,38 N.
  • B. 5,24 N.
  • C. 9,34 N.
  • D. 6,67 N.

Câu 13: Cho một thang có khối lượng m = 20kg được dựa vào tường trơn nhẵn dưới góc nghiêng α. Hệ số ma sát giữa thang và sàn là k = 0,6. Một người khối lượng m’= 40kg leo lên thang khi α = 45°. Hỏi người này lên đến vị trí O’ nào trên thang thì thang sẽ bị trượt. Biết chiều dài thang l = 2m.

  • A. O’ cách A một đoạn 2,9m
  • B. O’ cách A một đoạn 1,9m
  • C. O’ cách A một đoạn 2,3m
  • D. O’ cách A một đoạn 1,3m

Câu 14: Hai lực song song cùng chiều, có độ lớn $F_{1}$= 5 N, $F_{2}$ = 15 N, đặt tại hai đầu một thanh nhẹ (khối lượng không đáng kể). AB dài 20 cm. Hợp lực $\vec{F}= \vec{F_{1}} + \vec{F_{2}}$ đặt cách đầu A bao nhiêu và có độ lớn bằng bao nhiêu?

  • A. OA = 15 cm, F = 20 N.
  • B. OA = 5 cm, F = 20 N.
  • C. OA = 15 cm, F = 10 N.
  • D. OA = 5 cm, F = 10 N.

Câu 15: Một người đang quẩy trên vai một chiếc bị, có trọng lượng 60N , được buộc ở đầu gậy cách vai 25 cm. Tay người giữ ở đầu kia cách vai 35 cm. Lực giữ của tay và áp lực đè lên vai người là (bỏ qua trọng lượng của gậy)

  • A. 100 N và 150 N.
  • B. 120 N và 180 N.
  • C. 150 N và 180 N.
  • D. 100 N và 160 N.

Câu 16: Xác định vị trí trọng tâm của bản mỏng đồng chất như hình vẽ. Chọn đáp án đúng.

                          

  • A. Không nằm trên trục đối xứng.
  • B. Nằm trên trục đối xứng, cách đáy 36,25cm.
  • C. Nằm trên trục đối xứng, cách đáy 16,5cm.
  • D. Nằm trên trục đối xứng, cách đáy 40,25cm.

Câu 17: Hãy xác định trọng tâm của một bản phẳng mỏng, đồng chất, hình chữ nhật, dài 12 cm, rộng 6 cm, bị cắt mất một phần hình vuông có cạnh 3 cm ở một góc (Hình vẽ).

                         

Chọn đáp án đúng.

  • A. Trọng tâm G của bản phẳng nằm trên đoạn O1O2 cách O1 một đoạn 0,88 cm.
  • B. Trọng tâm G của bản phẳng nằm trên đoạn AE cách O1 một đoạn 0,88 cm.
  • C. Trọng tâm G của bản phẳng nằm trên đoạn BD cách O1 một đoạn 0,55 cm.
  • D. Trọng tâm G của bản phẳng nằm trên đoạn O1D cách O1 một đoạn 0,55 cm.

Câu 18: Những kết luận nào dưới đây là sai?

  • A. Momen lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay vật của lực có độ lớn bằng tích độ lớn của lực và chiều dài tay đòn của nó.
  • B. Momen lực có giá trị khác 0 khi giá của lực cắt trục quay.
  • C. Điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định là tổng các momen lực làm vật quay theo chiều kim đồng hồ bằng tổng các momen lực làm vật quay theo chiều ngược lại.
  • D. Momen của ngẫu lực chỉ phụ thuộc vào độ lớn của lực và tay đòn của ngẫu lực, trái lại không phụ thuộc vào vị trí của trục quay vuông góc với mặt phẳng của ngẫu lực.

Câu 19: Một vật rắn ở trạng thái cân bằng dưới tác dụng của ba lực. Độ lớn của ba lực đó không thể nhận bộ giá trị nào sau đây?

  • A. 3 N ; 4 N ; 5 N.
  • B. 100 N ; 200 N ; 120 N.
  • C. 0,5 N ; 0,7 N ; 1,3 N.
  • D. 2500 N ; 2500 N ; 2500 N.

Câu 20: Một thanh AB dài 1 m khối lượng 5 kg được đặt nằm ngang lên hai giá đỡ tại A và B. Người ta móc vào điểm C của thanh (AC = 60 cm) một trọng vật có khối lượng 10 kg. Lấy g = 10 m/s$^{2}$, lực nén lên hai giá đỡ là

  • A. F1 = 40 N, F2 = 60 N
  • B. F1 = 65 N, F2 = 85 N
  • C. F1 = 60 N, F2 = 80 N
  • D. F1 = 85 N, F2 = 65 N

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác