Tắt QC

Trắc nghiệm tiếng việt 3 chủ điểm 5: Tới trường

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 3 tập 1 chủ điểm 5: Tới trường. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Máy bay địch trong câu  truyện :" Người lính dũng" cảm là con vật gì ?

  • A. Là chú ong thợ.
  • B. Là chú chuồn chuồn ngô.
  • C. Là chú bướm vàng. 

Câu 2: Các chữ cái và dấu câu trong truyện:" Cuộc họp của chữ viết", họp bàn việc gì ?

  • A. Bàn về việc giúp đỡ bạn Hoàng trong học tập.
  • B. Bàn về việc bạn Hoàng viết chữ rất ẩu.
  • C. Bàn về việc giúp đỡ bạn Hoàng biết cách chấm câu. 

Câu 3:  Bài thơ "Mùa thu của em",  KHÔNG tả những màu sắc nào của mùa thu?

  • A. sắc vàng của hoa cúc
  • B. màu xanh của cốm mới
  • C. màu hồng của cánh sen

Câu 4: Trong đoạn thơ sau, tác giả dùng cách gì để so sánh các sự vật với nhau ?

"Thân dừa bạc phếch tháng năm

Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.

Đêm hè, hoa nở cùng sao

Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh."

 

  • A. Dùng từ so sánh.
  • B. Dùng dấu gạch ngang (-).
  • C. Không dùng từ so sánh và dấu gạch nối

Câu 5: Ai là người quyết định chui qua hàng rào trong truyện "Người lính dũng cảm" ?

  • A. Viên tướng.
  • B. Chú lính.
  • C. Tất cả tướng sĩ. 

Câu 6: Cuộc họp của chữ viết mở vào thời gian nào ?

  • A. Trước giờ vào lớp.
  • B. Ngày nghỉ.
  • C. Vừa tan học 

Câu 7: Con hãy tìm hình ảnh so sánh trong câu thơ sau :

"Sau làn mưa bụi tháng ba 

Lá tre bỗng đỏ như là lửa thiêu."

  • A. Làn mưa bụi được so sánh với lửa thiêu.
  • B. Làn mưa bụi được so sánh với lá tre.
  • C. Lá tre được so sánh với lửa thiêu.

Câu 8: Thầy giáo mong chờ điều gì ở những học sinh trong lớp ?

  • A. Thầy mong ai đó sẽ phát hiện ra bạn mắc lỗi. 
  • B. Thầy mong bạn nào phạm lỗi sẽ dũng cảm nhận lỗi.
  • C. Thầy mong bạn nào phạm lỗi sẽ dũng cảm nhận lỗi và sẵn sàng sửa lỗi. 

Câu 9: Nội dung câu chuyện “Cuộc họp của chữ viết” là gì ?

  • A. Khi viết không thể thiếu dấu chấm.
  • B. Nói lên tầm quan trọng của dấu chấm, khi đánh dấu chấm sai vị trí sẽ làm cho người đọc hiểu lầm ý của câu.
  • C. Sự cẩu thả của bạn Hoàng.

Câu 10: Khi không có ai đứng lên nhận lỗi, thái độ của thầy giáo như thế nào ?

  • A. Thất vọng
  • B. Giận dữ
  • C. Buồn bã 

Câu 11: Bạn Hoàng đã mắc lỗi gì khi viết ?

  • A. Viết sai lỗi chính tả.
  • B. Hoàn toàn không biết chấm câu.
  • C. Viết chữ rất xấu và ẩu. 

Câu 12: Tại sao bạn nhỏ lại được coi là người lính dũng cảm ?

  • A. Vì bạn đã sửa lại hàng rào.
  • B. Vì bạn ấy là người duy nhất chui qua hàng rào
  • C. Vì bạn đã biết nhận lỗi và sửa lỗi sai của mình. 

Câu 13: Sau khi nghe bác A đọc đoạn văn bạn Hoàng viết, mọi người có suy nghĩ gì ?

  • A. Cười rộ lên.
  • B. Mọi người lắc đầu chê Hoàng viết ẩu.
  • C. Mọi người xì xào vì không hiểu nghĩa của đoạn văn đó.

Câu 14:  Bác chữ A đưa ra biện pháp gì để giúp đỡ Hoàng ?

  • A. Bác sẽ phụ trách việc nhắc nhở Hoàng.
  • B. Hoàng phải tự thay đổi cách viết của mình.
  • C. Giao cho anh Dấu Chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi khi muốn chấm câu.  

Câu 15:  Nội dung câu truyện:" Người lính dũng cảm" nói về điều gì ?

  • A. Không nên nghịch ngợm.
  • B. Phải biết nhận lỗi
  • C. Người dám nhận lỗi là người dũng cảm. 

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác