Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 11 Cánh diều cuối học kì 1 (Đề số 2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 11 cuối học kì 1 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ ở Liên Xô vào thời gian nào?

  • A. 1990.
  • B. 1991.
  • C. 1992.
  • D. 1993.

Câu 2: Nhà nước Liên bang Xô viết tan rã, chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sau bao nhiêu năm tồn tại?

  • A. 67 năm
  • B. 74 năm
  • C. 56 năm
  • D. 77 năm

Câu 3: Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô?

  • A. Hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
  • B. Phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng trong quá trình cải cách, cải tổ.
  • C. Không bắt kịp sự phát triển của cách mạng khoa học -công nghệ.
  • D. Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí.

Câu 4: Các đảng cộng sản được thành lập ở một số nước: Inđônêxia (1920), Việt Nam, Mã Lai, Xiêm và Philíppin (trong những năm 30 của thế kỉ XX) đã

  • A. mở ra khuynh hướng tư sản trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
  • B. mở ra khuynh hướng vô sản trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
  • C. mở ra sự thắng thế của khuynh hướng vô sản trong phong trào đấu tranh.
  • D. khẳng định sự thắng thế của khuynh hướng vô sản trong phong trào đấu tranh.

Câu 5: Trong những năm 1945 - 1975, nhân dân các nước Đông Dương tiếp tục đấu tranh chống lại những thế lực ngoại xâm nào?

  • A. Thực dân Mĩ và thực dân Anh.
  • B. Thực dân Pháp và thực dân Hà Lan.
  • C. Thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.
  • D. Thực dân Hà Lan và thực dân Tây Ban Nha

Câu 6: Một trong những nội dung của lịch sử Đông Nam Á những năm 1945 - 1984 là

  • A. các nước lần lượt trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
  • B. tất cả các nước tham gia vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
  • C. các nước lần lượt hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
  • D. thực dân phương Tây quay lại tái chiếm Đông Nam Á.

Câu 7: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tác động từ chính sách “chia để trị” của thực dân phương Tây đối với khu vực Đông Nam Á?

  • A. Tranh chấp biên giới.
  • B. Xung đột sắc tộc, tôn giáo.
  • C. Tranh chấp lãnh thổ.
  • D. Gắn kết khu vực và thế giới.

Câu 8: Chính sách “chia để trị" của thực dân phương Tây là một trong những nguyên nhân dẫn tới các vấn đề nào?

  • A. Xung đột sắc tộc, tôn giáo, vùng miền gay gắt ở các quốc gia Đông Nam Á, đồng thời gây ra nhiều tranh chấp biên giới, lãnh thổ giữa các quốc gia trong khu vực.
  • B. Đem lại ộn định và hòa bình các khu vực được cai trị
  • C. Dẹp bỏ các tranh chấp biên giới, lãnh thổ
  • D. Phân biệt chủng tộc diễ ra gay gắt và nặng nề

Câu 9: Đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô và các nước Đông Âu mang tính chất như thế nào?

  • A. Đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô và các nước Đông Âu mang tính chủ quan, duy ý chí; áp dụng máy móc mô hình kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp trong nhiều năm; chậm đổi mới cơ chế và hệ thống quản lí kinh tế.
  • B. Đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô và các nước Đông Âu mang tính khách quan, duy cảm tính; áp dụng tự động mô hình kinh tế mở rộng, nhanh chóng đổi mới cơ chế và hệ thống quản lí kinh tế.
  • C. Đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô và các nước Đông Âu mang tính thiếu sót, không áp dụng được mô hình kinh tế tập trung, diễn ra tình trạng quan lieu trong nhiều năm,
  • D. Đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô và các nước Đông Âu mang tính đổi mới, cải cách bộ máy nhà nước, quản lí kinh tế hiệu quả.

Câu 10:  Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu?

  • A. Là một tổn thất to lớn với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
  • B. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các nước xã hội chủ nghĩa còn lại.
  • C. Phản ánh sự sụp đổ, không phù hợp với thực tiễn của học thuyết Mác -Lênin.
  • D. Là sự sụp đổ của một mô hình xã hội chủ nghĩa chưa đúng đắn, chưa khoa học.

Câu 11:  Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ sau năm 1991 tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh ở những quốc gia nào sau đây?

  • A. Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cu-ba.
  • B. Trung Quốc, Nga, Việt Nam, Lào.
  • C. Hàn Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Cu-ba.
  • D. Lào, Cu-ba, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Câu 12: Công cuộc cải cách đất nước ở Xiêm (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) đã

  • A. thành công, đưa Xiêm phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
  • B. thành công, đưa Xiêm phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa.
  • C. thất bại, Xiêm bị mất độc lập, trở thành thuộc địa của thực dân Anh.
  • D. thất bại, đẩy Vương quốc Xiêm lún sâu vào suy thoái, khủng hoảng.

Câu 13: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng điểm tương đồng giữa cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản và cải cách ở Xiêm cuối thế kỉ XIX?

  • A. Cuộc cải cách diễn ra khi chế độ phong kiến đang ở giai đoạn phát triển đỉnh cao.
  • B. Đạt được nhiều thành tựu, đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
  • C. Tiến hành cải cách nhằm mục đích bảo vệ nền độc lập dân tộc và phát triển đất nước.
  • D. Tiến hành cải cách khi đất nước đứng trước nguy cơ bị thực dân phương Tây xâm lược.

Câu 14:  Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản và cải cách ở Xiêm cuối thế kỉ XIX có nhiều điểm tương đồng về kết quả như thế nào?

  1. A. cải cách thành công (ở những mức độ khác nhau), đưa đất nước thoát khỏi tình trạng trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây và hướng sự phát triển của đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa.
  2. B. Cải cách chưa triệt để, một số thuộc địa vẫn nằm dưới quyền tự trị của tư bản
  3. C. Cải cách không thành công, đất nước không thoát khỏi tình trạng thuộc địa
  4. D. Cải cách thành công hoan toàn triệt để

Câu 15: Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản và cải cách đất nước ở Xiêm (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) đều

  • A. diễn ra khi đất nước đã bị của thực dân phương Tây nô dịch, thống trị.
  • B. thất bại, đẩy đất nước lún sâu vào suy thoái, khủng hoảng nghiêm trọng.
  • C. thành công, đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
  • D. học hỏi kinh nghiệm từ cuộc Duy tân Mậu Tuất ở Mãn Thanh.

Câu 16: Chính sách nô dịch, áp đặt văn hóa ngoại lai của chính quyền thực dân tác động như thế nào đến nền văn hóa các dân tộc ở Đông Nam Á?

  • A. Cư dân Đông Nam Á được khai hóa văn minh.
  • B. Thúc đẩy sự hòa hợp tôn giáo ở nhiều nước.
  • C. Giữ nguyên những giá trị văn hóa truyền thống.
  • D. Xói mòn những giá trị văn hóa truyền thống.

Câu 17: Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, mâu thuẫn bao trùm trong xã hội Đông Nam Á là mâu thuẫn giữa

  • A. giai cấp nông dân và địa chủ phong kiến.
  • B. nhân dân Đông Nam Á với thực dân xâm lược.
  • C. giai cấp tư sản với chính quyền thực dân.
  • D. giai cấp vô sản và giai cấp tư sản.

Câu 18: Chính sách cai trị của thực dân phương Tây cũng đưa đến một số tác động tích cực đối với khu vực Đông Nam Á, ngoại trừ việc

  • A. du nhập nền sản xuất công nghiệp.
  • B. gắn kết khu vực với thị trường thế giới.
  • C. thúc đẩy phát triển một số yếu tố về văn hóa.
  • D. các mâu thuẫn xã hội được giải quyết triệt để.

Câu 19: Nội dung nào sau đây không phải là điểm tương đồng giữa cuộc cải cách -mở cửa ở Trung Quốc (từ 1978) và công cuộc đổi mới đất nước ở Việt Nam (từ 1986)?

  • A. Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm; thực hiện đa nguyên, đa đảng
  • B. Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới.
  • C. Củng cố và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản.
  • D. Xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

Câu 20: Trọng tâm trong đường lối cải cách mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978) là

  • A. cải tổ chính trị.
  • B. đổi mới hệ tư tưởng.
  • C. đổi mới văn hóa.
  • D. phát triển kinh tế.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác