Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 11 Cánh diều cuối học kì 1 (Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 11 cuối học kì 1 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1:  Một trong những cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Cam-pu-chia chống lại ách cai trị của thực dân Pháp lag: khởi nghĩa của

  • A. Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô.
  • B. Hoàng thân Si-vô-tha.
  • C. Đa-ga-hô.
  • D. A-cha-xoa.

Câu 2:  Trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nhân dân Mi-an-ma nổi dậy đấu tranh chống lại ách cai trị của

  • A. thực dân Anh.
  • B. thực dân Pháp.
  • C. thực dân Tây Ban Nha.
  • D. thực dân Hà Lan.

Câu 3: Mục tiêu của phong trào phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Mi-an-ma là gì?

  • A. Mục tiêu của phong trào hướng đến đòi các quyền lợi cơ bản như giảm thuế, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ văn hoá truyền thống.
  • B. Mục tiêu của phong trào hướng đến đòi các quyền lợi như giảm tăng ca, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ các tài nguyên truyền thống
  • C. Mục tiêu của phong trào hướng đến đòi các quyền lợi nâng cao như giảm thuế, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ văn hoá truyền thống.
  • D. Mục tiêu của phong trào hướng đến đòi các quyền lợi đơn giản như giảm thuế, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ văn hoá truyền thống.

Câu 4: Vai trò nòng cốt lãnh đạo phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Mi-an-ma là ai?

  • A. Cao tăng và trí thức
  • B. Nông dân
  • C. Tư sản
  • D. Trí thức

Câu 5: Để áp đặt được ách độ hộ trên toàn bộ đất nước Việt Nam, thực dân Pháp đã phải mất

  • A. 32 năm.
  • B. 28 năm.
  • C. 21 năm.
  • D. 26 năm.

Câu 6: Nguyên nhân quyết định khiến thực dân Pháp không thực hiện được âm mưu đánh nhanh thắng nhanh trong quá trình xâm lược Việt Nam (1858 - 1884) là

  • A. Pháp vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân Việt Nam.
  • B. quan quân triều đình nhà Nguyễn có chiến thuật đánh Pháp độc đáo.
  • C. triều đình nhà Nguyễn kiến định lãnh đạo nhân dân kháng chiến.
  • D. Quân Pháp từ xa đến, không quen khí hậu, địa hình Việt Nam.

Câu 7: Điểm nổi bật trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920 là gì?

  • A. Phong trào theo khuynh hướng tư bản thay thế phong trào theo ý thức hệ công nhân.
  • B. Phong trào theo ý thức hệ phong kiến thay thế phong trào theo khuynh hướng tư sản.
  • C. Tồn tại song song hai khuynh hướng tư sản và vô sản trong phong trào yêu nước.
  • D. Phong trào theo khuynh hướng tư sản thay thế phong trào theo ý thức hệ phong kiến.

Câu 8: Từ năm 1949 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, các nước Đông Âu

  • A. đạt được nhiều thành tựu trong xây dựng chủ nghĩa xã hội.
  • B. thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân.
  • C. lâm vào suy thoái, khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng.
  • D. tiến hành cải cách để đưa đất nước thoái khỏi khủng hoảng

Câu 9: Việc các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội đã

  • A. đánh dấu sự phát triển, tăng cường sức mạnh của chủ nghĩa xã hội.
  • B. đánh dấu sự mở rộng, tăng cường sức mạnh của chủ nghĩa xã hội.
  • C. xác lập hoàn chỉnh cục diện hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
  • D. khẳng định sự thắng thế hoàn toàn của chủ nghĩa xã hội ở khu vực châu Á.

Câu 10: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách cai trị về kinh tế của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á?

  • A. Chia ruộng đất cho nông dân nghèo cày cấy.
  • B. Chú trọng hoạt động khai thác khoáng sản.
  • C. Cướp đoạt ruộng đất, “cưỡng bức trồng trọt”.
  • D. Phát triển hệ thống giao thông vận tải.

Câu 11: Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920 là giai đoạn chuyển tiếp từ đấu tranh tự vệ sang đấu tranh: 

  • A. Đấu tranh giành độc lập dân tộc
  • B. Đấu tranh giành tư do dân tộc
  • C. Đấu tranh giành chủ quyền dân tộc
  • D. Đấu tranh vũ trang dân tộc

Câu 12: Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, tại Đông Nam Á, phong trào giải phóng dân tộc theo xu hướng tư sản diễn ra sớm nhất ở

  • A. Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào.
  • B. Thái Lan, Việt Nam, Lào.
  • C. In-đô-nê-xi-a. Mi-an-ma, Phi-líp-pin.
  • D. Phi-líp-pin, Thái Lan, Việt Nam.

Câu 13: Từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX, sự xâm nhập của văn hóa phương Tây đã tác động như thế nào đến đời sống văn hóa của cư dân Đông Nam Á?

  • A. Cư dân Đông Nam Á được khai hóa văn minh.
  • B. Thúc đẩy sự hòa hợp tôn giáo ở nhiều nước.
  • C. Xói mòn những giá trị văn hóa truyền thống.
  • D. Đặt cơ sở hình thành nền văn hóa truyền thống.

Câu 14:  Công cuộc cải cách ở Xiêm được tiến hành chủ yếu dưới thời kì trị vì của

  • A. vua Ra-ma I và Ra-ma II.
  • B. vua Ra-ma II và Ra-ma III.
  • C. vua Ra-ma IV và Ra-ma V.
  • D. vua Ra-ma I và Ra-ma V.

Câu 15: Vua Ra-ma V cho công bố chương trình giáo dục đầu tiên ở Xiêm vào thời gian nào?

  • A. Năm 1896.
  • B. Năm 1899.
  • C. Năm 1898.
  • D. Năm 1874.

Câu 16: Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, triều đình Xiêm đã thực hiện chính sách cải cách nào trên lĩnh vực xã hội?

  • A. Nghiêm cấm quan lại sử dụng nô lệ.
  • B. Thực hiện chính sách “hạn nô”.
  • C. Phát triển chế độ nô lệ.
  • D. Xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ.

Câu 17: So với các nước Đông Nam Á, tình hình chính trị ở Xiêm cuối thế kỉ XIX có điểm gì khác biệt?

  • A. Xiêm bị biến thành nước thuộc địa nửa phong kiến.
  • B. Xiêm vẫn giữ được nền độc lập tương đối.
  • C. Xiêm trở thành vùng phụ thuộc của Anh.
  • D. Xiêm bị biến thành vùng bảo hộ của Pháp.

Câu 18: Quốc gia nào dưới đây không đi theo con đường xã hội chủ nghĩa?

  • A. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • B. Đại Hàn Dân Quốc.
  • C. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
  • D. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Câu 19: Từ năm 1961, Cu-ba

  • A. bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội.
  • B. phá bỏ được sự bao vây, cấm vận của Mĩ.
  • C. bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mĩ.
  • D. tiến hành công cuộc đổi mới đất nước.

Câu 20: Đầu thập niên 60, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới bao gồm 14 quốc gia ở

  • A. châu Phi, châu Âu, khu vực Mĩ La-tinh.
  • B. châu Âu, châu Á và khu vực Mĩ La-tinh.
  • C. châu Mĩ, châu Phi và châu Á.
  • D. châu Á, châu Phi và khu vực Âu

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác