Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 10 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 5)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 10 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Ý nào không phản ánh đúng bối cảnh lịch sử dẫn đến cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba?
- A. Những tiến bộ của khoa học, kĩ thuật vào đầu thế kỉ XX.
B. Cuộc đua vũ trang giữa các cường quốc.
- C. Sự vơi cạn các nguồn tài nguyên hoá thạch.
- D. Xu thế toàn cầu hoá.
Câu 2: Những thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là gì?
A. Máy tính, rô-bốt, internet, vệ tinh nhân tạo.
- B. Máy bay, máy tính, internet, vệ tinh nhân tạo.
- C. Máy tính, rô-bốt, internet, trí tuệ nhân tạo.
- D. Tên lửa, rô-bốt, intemet, vệ tinh nhân tạo.
Câu 3: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư bắt đầu khi nào?
- A. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945).
B. Từ đầu thế kỉ XXI.
- C. Từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới (1973).
- D. Từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc (1991).
Câu 4: Đặc điểm lớn nhất của cuộc Cách mạng khoa học - kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
- A. Kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
- B. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
C. Sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học - công nghệ.
- D. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất.
Câu 5: Hậu quả tiêu cực mà Cách mạng khoa học - kĩ thuật mang lại cho nhân loại bao gồm những gì?
- A. Làm thay đổi cơ bản các nhân tố sản xuất.
- B. Đưa nhân loại bước sang một nền văn minh mới.
C. Sản xuất vũ khí huỷ diệt, ô nhiễm môi trường, bệnh tật, tai nạn giao thông.
- D. Kinh tế thế giới có tính quốc tế hoá cao, thị trường thế giới đang hình thành.
Câu 6: Các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam có điểm chung là gì?
- A. Chịu ảnh hưởng bởi văn minh Ấn Độ.
- B. Chịu ảnh hưởng bởi văn minh Trung Hoa.
C. Hình thành ở lưu vực các con sông.
- D. Hình thành ở vùng đồi núi khô cằn.
Câu 7: Thành tựu nào sau đây của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá thế giới?
A. Thánh địa Mỹ Sơn.
- B. Trống đồng Đông Sơn.
- C. Phật viện Đồng Dương.
- D. Đồng tiền cổ Óc Eo.
Câu 8: Ý nào sau đây nói đúng về cư dân Việt cổ?
- A. Chủ yếu mặc ka-ma và ở nhà trệt
- B. Phân bố từ Quảng Bình đến Bình Thuận
- C. Chủ yếu đi lại bằng thuyền trên kênh, rạch
D. Là chủ nhân của văn minh Văn Lang – Âu Lạc
Câu 9: Nội dung nào sau đây không phải là điều kiện tự nhiên thuận lợi để hình thành văn minh Văn Lang – Âu Lạc?
- A. Đất đai màu mỡ.
- B. Hệ thống kênh rạch chằng chịt.
- C. Khí hậu nhiệt đới gió mùa.
D. Khoáng sản phong phú.
Câu 10: Đặc điểm của Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là:
- A. Bộ máy nhà nước khá hoàn chỉnh, đứng đầu là vua.
- B. Bộ máy nhà nước phức tạp với nhiều bộ phận.
C. Nhà nước sơ khai nhưng không còn là tổ chức bộ lạc.
- D. Nhà nước ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á.
Câu 11: Nội dung nào sau đây là biểu hiện cho sự phát triển kinh tế của cư dân Văn Lang – Âu Lạc?
A. Kĩ thuật luyện kim (đồ đồng) phát triển đến trình độ cao.
- B. Có cảng thị Óc Eo là trung tâm buôn bán với nhiều quốc gia.
- C. Có nhiều cảng thị nổi tiếng như: Đại Chiêm, Thị Nại,...
- D. Mở rộng ảnh hưởng ra nhiều quốc gia ở khu vực Đông Nam Á.
Câu 12: Câu nào sau đây là đúng?
- A. Bộ máy nhà nước Văn Lang – Âu Lạc đơn giản nhưng có tính chuyên chế, tập quyền cao.
B. Trống đồng Đông Sơn là bảo vật chung của các cộng đồng cư dân cổ sinh sống trên đất nước Việt Nam.
- C. Cơ cấu bữa ăn của người Việt cổ là cơm, rau, cá,... Nhà ở chủ yếu là nhà sản.
- D. Các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam đều có nguồn gốc hoàn toàn bản địa.
Câu 13: Hệ tư tưởng tôn giáo nào sau đây giữ địa vị thống trị ở Việt Nam trong các thế kỉ XV-XIX?
- A. Phật giáo.
- B. Công giáo.
C. Nho giáo.
- D. Đạo giáo.
Câu 14: Chữ Quốc ngữ ra đời xuất phát từ nhu cầu nào sau đây?
- A. Giáo dục.
B Truyền đạo.
- C. Sáng tác văn học.
- D. Sử dụng trong cung đình.
Câu 15: Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội), Làng Sinh (Thừa Thiên Huế) là những làng nghề nổi tiếng trong lĩnh vực nào?
- A. Đúc đồng.
- B. Điêu khắc gỗ.
- C. Gốm sứ.
D. Tranh dân gian.
Câu 16: Nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam không có loại hình nào sau đây?
- A. Múa rối.
- B. Ca trú.
C. Kịch nói.
- D. Chèo.
Câu 17: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống (.....), hoàn thiện câu sau đây: “Nền văn minh Đại Việt là nền văn minh ...... và văn hoá làng xã.”
- A. nông nghiệp độc canh cây lúa
- B. hướng biển
C. nông nghiệp lúa nước
- D. thương nghiệp
Câu 18: Hoàng Việt luật lệ là bộ luật của:
- A. Thời Lý
- B. Thời Trần
C. Thời Lê sơ
- D. Thời Nguyễn
Câu 19: Những cộng đồng người có chung ngôn ngữ, văn hoá và ý thức tự giác dân tộc được gọi là:
A. Dân tộc – tộc người.
- B. Dân tộc – quốc gia.
- C. Dân tộc đa số.
- D. Dân tộc thiểu số.
Câu 20: Khai thác biểu đồ (Lịch sử 10, tr. 124), ý nào dưới đây không phù hợp?
- A. Nước ta gồm nhiều dân tộc thiểu số.
- B. Dân tộc Kinh chiếm phần lớn số dân Việt Nam.
C. Các dân tộc thiểu số còn lại chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong dân số Việt Nam.
- D. Các dân tộc ở Việt Nam chung sống hoà hợp.
Câu 21: 54 dân tộc ở Việt Nam được phân chia thành bao nhiêu ngữ hệ?
- A. 54 ngữ hệ.
B. 5 ngữ hệ.
- C. 8 ngữ hệ.
- D. 10 ngữ hệ.
Câu 22: Nhà ở truyền thống của người Kinh là loại nhà nào?
A. Nhà trệt xây bằng gạch hoặc đắp bằng đất.
- B. Nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.
- C. Nhà nửa sàn, nửa trệt.
- D. Nhà nhiều tầng.
Câu 23: Điểm nổi bật nhất trong chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam hiện nay là gì?
- A. Tính tổng thể.
B. Tính toàn diện.
- C. Có trọng điểm.
- D. Tính hài hoà.
Câu 24: Điểm nổi bật nhất trong chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam hiện nay là
- A. tính dân chủ.
B. tính toàn diện.
- C. tính dân tộc.
- D. tính cụ thể.
Câu 25: Nội dung bao trùm của chính sách dân tộc mà Nhà nước Việt Nam triển khai trên lĩnh vực văn hóa là
- A. tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa bên ngoài.
B. xây dựng nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc.
- C. xây dựng nền văn hóa bản địa, không tiếp thu văn hóa bên ngoài.
- D. chỉ tiếp thu văn hóa của các quốc gia đồng văn, đồng chủng.
Bình luận