Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 10 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 4)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 10 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng:
- A. Trở nên rời rạc, thiếu gắn kết
- B. Tan hoang, không một ai biết đến đoàn kết là gì
C. Được củng cố, mở rộng, phát triển
- D. Trở thành luồng sinh khí mới cho sự phát triển của y khoa Việt Nam
Câu 2: Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam phát triển đến đỉnh cao thông qua tổ chức nào?
- A. Đảng Cộng sản Việt Nam.
- B. Quốc hội do nhân dân bầu ra.
C. Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam.
- D. Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam.
Câu 3: Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là:
- A. Đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam.
B. Sách lược quan trọng cần được vận dụng linh hoạt trong từng bối cảnh cụ thể.
- C. Yếu tố góp phần vào sự thành công của cách mạng.
- D. Công việc cần phải quan tâm chú ý.
Câu 4: Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là ngày nào?
A. 18/11
- B. 23/06
- C. 30/04
- D. 02/09
Câu 5: Nguyên tắc trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?
A. “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết".
- B. Đoàn kết, bình đẳng, tương trợ nhau cùng phát triển.
- C. Đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển.
- D. Nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc.
Câu 6: Ba nguyên tắc phát triển khối đại đoàn kết dân tộc của Đảng là gì?
- A. Độc lập, Tự do, Hạnh phúc.
- B. Đoàn kết, Thương yêu và Hăng hái.
- C. Đoàn kết, Gắn bó và Yêu nhau sâu đậm.
D. Đoàn kết, Bình đẳng và Tương trợ nhau cùng phát triển.
Câu 7: Căn cứ vào tiêu chí nào để phân chia các nhóm dân tộc ở Việt Nam như trong tư liệu 1, 2 (Lịch sử 10, tr. 124)?
- A. Theo số lượng tộc người.
- B. Theo dân số.
C. Theo địa bàn phân bố
- D. Theo nét văn hoá đặc trưng
Câu 8: Dân tộc nào là dân tộc đa số ở Việt Nam?
- A. Tày.
B. Kinh.
- C. Thái.
- D. Mường.
Câu 9: Địa bàn cư trú chủ yếu của người Kinh ở đâu?
- A. Phân bố đều trên khắp cả nước.
- B. Vùng đồng bằng.
C. Vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.
- D. Vùng đồng bằng và trung du.
Câu 10: Ý nào không phản ánh đúng điểm chung trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng các dân tộc Việt Nam?
- A. Đều có tín ngưỡng vạn vật hữu linh.
- B. Đều có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên,...
- C. Đã và đang tiếp thu nhiều tôn giáo lớn trên thế giới.
D. Nhiều nghi lễ liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo được giản lược cho phù hợp với thực tiễn.
Câu 11: Câu nào sau đây không đúng?
- A. Người Kinh đã và đang tiếp thu nhiều tôn giáo lớn trên thế giới như: Phật giáo, Công giáo, Tin lành,…
B. Cư dân các dân tộc thiểu số Việt Nam tiếp tục phát huy tín ngưỡng của họ nhưng không tiếp thu các tôn giáo lớn trên thế giới như người Kinh
- C. Người Kinh xây dựng nhiều công trình kiến trúc như: đình, chùa, tháp, nhà thờ,… và tổ chức nhiều nghi lễ liên quan đến các tôn giáo như lễ Phạt đản, lễ Giáng sinh,…
- D. Trong cuộc sống, người Kinh thực hành nhiều phong tục, tập quán liên quan đến chu kì vòng đời (sinh đẻ, cưới xin, ma chay,...), chu kì canh tác (xuống đồng, cơm mới,...) và chu kì thời gian/thời tiết (tết Nguyên đán, tết Nguyên tiêu, tết Trung thu,...).
Câu 12: Hoạt động kinh tế chính của người Kinh và một số dân tộc thiểu số là gì?
- A. Nông nghiệp.
- B. Thủ công nghiệp.
C. Nông nghiệp trồng lúa nước.
- D. Công nghiệp và dịch vụ.
Câu 13: Thiết chế chính trị thời Lý – Trần có đặc trưng nào sau đây?
A. Tập quyền thân dân.
- B. Quan liêu.
- C. Chuyên chế.
- D. Phân quyền.
Câu 14: Để khuyến khích nghề nông phát hiện nghi lễ nào sau đây?
- A. Lễ cúng cơm mới.
B. Lễ cầu mùa.
- D. Lễ đâm trâu.
D. Lễ Tịch điền.
Câu 15: Sự kiện nhà Lý cho dựng Đàn Xã Tắc ở Thăng Long năm 1048 đã thể hiện chính sách nào của nhà nước phong kiến?
A. Trọng nông.
- B. Bế quan toả cảng.
- C. Trọng thương.
- D. Ức thương.
Câu 16: Cư dân Đại Việt không đạt được những thành tựu nào sau đây trong nông nghiệp?
- A. Cải tiến kĩ thuật thâm canh lúa nước.
- B. Mở rộng diện tích canh tác.
- C. Du nhập và cải tạo các giống cây từ bên ngoài.
D. Chiếm 30% thị phần xuất khẩu gạo ở khu vực.
Câu 17: “Những kẻ ăn trộm trâu của công thì xử 100 trượng, 1 con phạt thành 2 con".
(Trích Chiếu của vua Lý Thánh Tông trong Đại Việt sử ký toàn thư, Tập I, NXB Khoa học xã hội, 1967, tr. 232)
Đoạn trích trên thể hiện chính sách nào của Vương triều Lý?
A. Quan tâm bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
- B. Nhà nước độc quyền trong chăn nuôi trâu bò.
- C. Bảo vệ nguồn nguyên liệu cho nghề thủ công.
- D. Bảo vệ trâu bò cho các gia đình nghèo.
Câu 18: Cục Bách tác là tên gọi của:
A. Các xưởng thủ công của Nhà nước.
- B. Cơ quan quản lí việc đắp đê.
- C. Các đồn điền sản xuất nông nghiệp.
- D. Cơ quan biên soạn lịch sử.
Câu 19: Văn minh Phù Nam được hình thành và phát triển chủ yếu ở khu vực nào?
- A. Đồng bằng châu thổ sông Hồng.
- B. Các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam.
C. Khu vực Nam Bộ Việt Nam.
- D. Vùng duyên hải Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam.
Câu 20: Câu nào sau đây không đúng?
A. Các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam đều được hình thành trên vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn.
- B. Nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phủ là một cơ sở cho nghề luyện kim phát triển sớm ở Việt Nam.
- C. Nhu cầu bảo vệ cuộc sống của cộng đồng là một cơ sở để hình thành nhà nước đầu tiên ở Việt Nam.
- D. Cư dân Văn Lang – Âu Lạc, Chăm-pa và Phù Nam có hoạt động kinh tế đa dạng, trên cơ sở phát triển nông nghiệp.
Câu 21: Óc Eo là tên gọi của:
A. Một di chỉ khảo cổ học ở Nam Bộ.
- B. Một tỉnh thuộc Nam Bộ.
- C. Một tiểu quốc của Vương quốc Chân Lạp.
- D. Một cảng thị ở miền Trung và Tây Nguyên.
Câu 22: Loại hình tôn giáo nào đã xuất hiện trong đời sống tâm linh của cư dân Phù Nam?
A. Hin-đu giáo và Phật giáo.
- B. Hồi giáo.
- C. Công giáo.
- D. Nho giáo.
Câu 23: Quốc gia khởi đầu Cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai và thứ ba là nước nào?
- A. Anh.
- B. Nhật.
C. Mỹ.
- D. Liên Xô.
Câu 24: Cuộc Cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ ba diễn ra trong lĩnh vực khoa học cơ bản có ý nghĩa gì?
A. Tạo cơ sở lí thuyết cho các ngành khoa học khác và là nền móng của tri thức.
- B. Tạo cơ sở khoa học giúp con người phát minh ra các vật liệu mới.
- C. Khoa học và kĩ thuật kết hợp thành một thể thống nhất, tạo nên sức mạnh tổng hợp.
- D. Giải quyết được những vấn đề kĩ thuật phục vụ cho cuộc sống và sản xuất.
Câu 25: Nhận định nào sau đây không phản ánh đúng tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đối với xã hội và văn hoá?
- A. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực ở trình độ cao hơn so với các cuộc cách mạng trước đó.
- B. Thách thức với văn hoá các dân tộc trên thế giới trong thời đại công nghiệp 4.0, hiện nay là sự phát sinh tình trạng văn hoá “lai căng".
- C. Thách thức với văn hóa các dân tộc trên thế giới trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay là nguy cơ đánh mất văn hoá truyền thống.
D. Cuộc đấu tranh của công nhân hiện đại mang tính chất kinh tế - xã hội nhiều hơn.
Bình luận