Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều cuối học kì 1 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 11 cuối học kì 1 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đâu là thông điệp khuyến khích mọi người phát triển mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè?

  • A. Hãy lắng nghe và chia sẻ!
  • B. Hãy làm theo cách của bạn!
  • C. Hãy làm việc cùng chúng tôi!
  • D. Hãy nói theo cách của bạn!

Câu 2: Ánh và Thủy là bạn thân. Gần đây, Thủy hay đi học cùng Hà và có vẻ thân thiết. Một hôm, Ánh vô tình nghe thấy Hà đang nói với một nhóm bạn rằng Thủy không muốn chơi với mình nữa. Nếu em là Ánh, em sẽ nói gì với Hà?

  • A. Tớ và Thủy là bạn thân từ rất lâu rồi và tớ không tin rằng cậu ấy sẽ nói như vậy về tớ. Nếu có vấn đề gì, tớ muốn hỏi thẳng Thủy và giải quyết. Tớ hy vọng cậu có thể tôn trọng quan hệ giữa tớ và Thủy và không nói chuyện phiền phức về bọn tớ nữa
  • B. Xin lỗi Hà! Sau khi nghe những lời cậu nói với các bạn, mình rất tức giận và mình không thể chấp nhận một người bạn như thế. Chúng ta từ giờ sẽ không còn là bạn bè nữa.
  • C. Trước khi Thủy chơi với Hà, Thủy là bạn thân của tớ. Nếu Thủy không muốn chơi với tớ nữa thì bạn ấy có thể nói trực tiếp với tớ. Cậu nói với các bạn như vậy là không đúng, từ giờ tớ sẽ không chơi với cậu nữa và tớ sẽ nói với các bạn trong lớp không chơi với cậu nữa.
  • D. Em sẽ không nói gì với Hà, cố lảng tránh và kìm nén cảm xúc, coi như không có chuyện gì xảy ra để tránh bị mất lòng, giữ tình bạn với Thủy và Hà.

Câu 3: Đâu là biện pháp phù hợp để kiểm soát và làm chủ mối quan hệ với bạn bè trong trường hợp bạn bè gây áp lực để bạn phải làm điều gì đó?

  • A. Ứng xử lịch thiệp, thân thiện, nhã nhặn, đúng mực.
  • B. Tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật; nội quy, quy tắc nơi công cộng.
  • C. Nếu bạn bè đưa ra các yêu cầu không phù hợp hoặc áp lực để bạn phải làm điều gì đó, hãy dũng cảm từ chối và giải thích rõ lý do.
  • D. Đấu tranh, bảo vệ lẽ phải, người yếu thế; phê phán hành vi sai trái.

Câu 4: Đâu là biện pháp phù hợp để kiểm soát và làm chủ mối quan hệ với bạn bè trong trường hợp có sự khác biệt về quan điểm?

  • A. Ứng xử lịch thiệp, thân thiện, nhã nhặn, đúng mực.
  • B. Tìm kiếm những người bạn có giá trị và quan điểm tương đồng với bạn..
  • C. Nếu bạn bè đưa ra các yêu cầu không phù hợp hoặc áp lực để bạn phải làm điều gì đó, hãy dũng cảm từ chối và giải thích rõ lý do.
  • D. Nâng cao kỹ năng giao tiếp để có thể giải quyết xung đột và tránh những hành vi không tốt của bạn bè.

Câu 5: Đâu là biện pháp phù hợp để kiểm soát và làm chủ mối quan hệ với bạn bè trong việc xung đột khi giao tiếp với bạn bè?

  • A. Tìm kiếm những người bạn có giá trị và quan điểm tương đồng với bạn.
  • B. Để có thể kiểm soát được các mối quan hệ với bạn bè, bạn cần hiểu rõ về bản thân, giá trị và quan điểm của mình.
  • C. Nếu bạn bè đưa ra các yêu cầu không phù hợp hoặc áp lực để bạn phải làm điều gì đó, hãy dũng cảm từ chối và giải thích rõ lý do.
  • D. Nâng cao kỹ năng giao tiếp để có thể giải quyết xung đột và tránh những hành vi không tốt của bạn bè.

Câu 6: Việc làm nào sau đây góp phần phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các bạn?

  • A. Bao dung, bỏ qua những việc nhỏ nhặt, không làm tổn thương đến mối quan hệ với các bạn
  • B. Tự hào về bản thân
  • C. Xây dựng môi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp
  • D. Cùng thầy cô tham gia một số hoạt động

Câu 7: Ý kiến nào sau đây là phù hợp để giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè trong trường hợp bạn thân của em tức giận vì hiểu lầm?

  • A. Thể hiện sự thành tâm và sẵn sàng chịu trách nhiệm cho việc đã gây ra hiểu lầm.
  • B. Cố gắng giữ liên lạc và duy trì mối quan hệ bằng cách thường xuyên nhắn tin, gọi điện hoặc gặp gỡ nhau trong các dịp đặc biệt như sinh nhật, Giáng sinh, hay các dịp lễ khác
  • C. Cố gắng hiểu và chia sẻ những cảm xúc của bạn thân trong quá trình chuyển đến môi trường mới và hỗ trợ họ nếu cần thiết.
  • D. Tìm cách tạo dựng một mối liên kết bằng cách hỏi thăm và tìm hiểu sở thích, quan điểm của đối phương, chủ động bắt chuyện.

Câu 8: Khi mình có mâu thuẫn với nhóm bạn do khác biệt về quan điểm, cách giải quyết nào sau đây là phù hợp?

  • A. Tin tưởng vào sự hiểu biết và trực giác của bạn.
  • B. Tìm cách giải quyết mâu thuẫn bằng cách trao đổi và thảo luận để hiểu lẫn nhau hơn về quan điểm và suy nghĩ của mỗi người
  • C. Tìm cách tạo dựng một mối liên kết bằng cách hỏi thăm và tìm hiểu sở thích, quan điểm của đối phương, chủ động bắt chuyện.
  • D. Tự nâng cao ý thức, lòng tự trọng của bản thân.

Câu 9: Ý kiến nào sau đây là phù hợp để giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè trong trường hợp bạn thân thay đổi nơi ở nên phải chuyển trường?

  • A. Thể hiện sự thành tâm và sẵn sàng chịu trách nhiệm cho việc đã gây ra hiểu lầm.
  • B. Trò chuyện trực tiếp với bạn thân để giải thích và thể hiện sự lắng nghe và tôn trọng đối phương.
  • C. Cố gắng hiểu và chia sẻ những cảm xúc của bạn thân trong quá trình chuyển đến môi trường mới và hỗ trợ họ nếu cần thiết.
  • D. Tìm cách tạo dựng một mối liên kết bằng cách hỏi thăm và tìm hiểu sở thích, quan điểm của đối phương, chủ động bắt chuyện..

Câu 10: Khi gặp người bạn mới khi cùng tham gia câu lạc bộ yêu thích, đâu là cách để phát triển mối quan hệ bạn bè phù hợp?

  • A. Trò chuyện trực tiếp với bạn thân để giải thích và thể hiện sự lắng nghe và tôn trọng đối phương
  • B. Tạo dựng một mối liên kết bằng cách hỏi thăm và tìm hiểu sở thích, quan điểm của đối phương, chủ động bắt chuyện.
  • C. Lắng nghe và chấp nhận ý kiến của các bạn, cùng với việc đưa ra quan điểm của mình một cách lịch sự và trung thực.
  • D. Tránh tranh cãi hoặc bất đồng quá mức, thay vào đó, hãy cố gắng giải quyết vấn đề một cách hòa nhã và đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề.

Câu 11: Ý kiến nào sau đây là đúng về trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình?

  • A. Các thành viên nam, nữ trong gia đình có quyền và trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình
  • B. Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình
  • C. Các thành viên trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình
  • D. Các thành viên nam trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình

Câu 12: Em sẽ làm gì trong trường hợp sau: Nam tham gia câu lạc bộ bóng bàn và đã kiên trì tập luyện để chuẩn bị cho cuộc thi đấu cấp tỉnh. Hôm nay, Nam chuẩn bị đi thi thì bà bị sốt, lúc đó không có ai ở nhà.

  • A. Mặc kệ bà để đi.
  • B. Nam có thể nhờ đến sự trợ giúp của hàng xóm, người lớn. Nếu bà bị sốt cao, nghiêm trọng thì Nam nên trực tiếp đưa bà, cùng sự hỗ trợ của hàng xóm, người thân quen để đưa bà đến bệnh viện.
  • C. Nghỉ thi và không thông báo giáo viên.
  • D. Nghỉ thi và sau đó ghét bà.

Câu 13: Giả sử bố mẹ em có việc đột xuất phải làm thêm ở cơ quan vào dịp cuối năm. Ở nhà chỉ có mỗi em và em gái nhỏ. Theo em, em sẽ làm gì trong trường hợp trên?

  • A. Em sẽ nhờ người thân như ông bà, cô chú chăm em gái bởi vì em không thể tự chăm sóc và trông nom em gái.
  • B. Để cho bố mẹ tự sắp xếp thời gian và công việc bởi vì em không có trách nhiệm và nghĩa vụ phải chăm sóc em gái.
  • C. Em sẽ chịu trách nhiệm với việc làm việc nhà và chăm sóc em nhỏ, như lau dọn nhà cửa, nấu ăn, giặt giũ, tắm rửa và giúp đỡ em nhỏ trong việc học tập và vui chơi.
  • D. Việc chăm sóc con cái là nghĩa vụ của bố mẹ, em còn phải học và làm nhiều bài tập ở trên lớp, những công việc nhà em không cần thiết phải làm để tiết kiệm thời gian.

Câu 14: Những khó khăn trong việc làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè ở trường qua mạng xã hội là

  • A. Không đi học đầy đủ
  • B. Sự khác biệt về quan điểm và giá trị
  • C. Lôi kéo các bạn không tham gia các hoạt động
  • D. Thờ ơ với các hoạt động nhà trường tổ chức.

Câu 15: Bố mẹ thể hiện trách nhiệm trong gia đình thông qua những việc làm nào sau đây?

  • A. Việc chăm sóc, nuôi dạy và làm việc để tạo ra thu nhập
  • B. Tự hào về bản thân
  • C. Xây dựng môi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp
  • D. Giữ quan điểm của bản thân, không tiếp nhận và thay đổi trước lời khuyên của người khác.

Câu 16: Hành vi nào dưới đây là hành vi có văn hóa khi tham gia mạng xã hội?

  • A. Thành viên mạng xã hội có thể đưa ra những bình luận hoặc hành động phân biệt chủng tộc, giới tính hoặc tôn giáo, gây ra tranh cãi và căng thẳng giữa các thành viên cộng đồng.
  • B. Thành viên có thể dùng ngôn từ và hành động lăng mạ, xúc phạm người khác trên mạng xã hội, gây ra tổn thương tinh thần cho người bị đối xử như vậy.
  • C. Có những thành viên sử dụng mạng xã hội để lan truyền thông tin sai lệch hoặc tin đồn, gây ra sự hoang mang và bất an cho người dùng khác.
  • D. Chúng ta nên tôn trọng quyền riêng tư của người khác bằng cách không chia sẻ thông tin cá nhân của họ mà không được phép hay vi phạm quyền riêng tư của họ.

Câu 17: Hành vi nào dưới đây là không đúng khi tham gia mạng xã hội?

  • A. Chúng ta nên thể hiện sự lịch sự, văn minh và tôn trọng người khác trong mọi bài viết, bình luận hoặc tương tác với người khác trên mạng xã hội.
  • B. Chúng ta nên tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ bằng cách không sao chép hoặc sử dụng những tác phẩm của người khác mà không được phép.
  • C. Chúng ta nên tương tác tích cực và xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp trên mạng xã hội bằng cách thể hiện sự quan tâm và chia sẻ đến những người khác.
  • D. Có những thành viên sử dụng mạng xã hội để lan truyền thông tin sai lệch hoặc tin đồn, gây ra sự hoang mang và bất an cho người dùng khác.

Câu 18: Đâu là các nguyên nhân dẫn đến các hành vi thiếu văn hóa trên mạng xã hội?

  • A. Phát triển kinh tế - xã hội
  • B. Chưa nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân lao động
  • C. Không có sự giám sát thường xuyên của người quản lý hoặc cộng đồng trên mạng xã hội có thể dẫn đến việc người dùng thực hiện những hành vi không đúng mực.
  • D. Trộm cắp thông tin và vi phạm bản quyền

Câu 19: Đâu là cách ứng xử có văn hóa trên mạng xã hội?

  • A. Không bình luận lăng mạ người khác
  • B. Mặc trang phục phù hợp với hoàn cảnh
  • C. Tự giác xếp hàng
  • D. Quan tâm, giúp đỡ mọi người xung quanh, đặc biệt là người khuyết tật, phụ nữ có thai, người già, trẻ em,...

Câu 20: Hành vi nào sau đây góp phần giữ gìn văn minh công cộng tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo?

  • A. Trang phục phù hợp
  • B. Xếp hàng theo quy định
  • C. Tự giác chấp hành Luật giao thông
  • D. Giúp đỡ người bị nạn, cung cấp thông tin về tai nạn giao thông cho cơ quan có thẩm quyền

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác