Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 9 Lắp mạng điện trong nhà chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 9 Lắp mạng điện trong nhà chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về nhiệm vụ của kĩ sư điện?

  • A. Nghiên cứu, thiết kế về hệ thống điện. 
  • B. Sửa chữa hệ thống, linh kiện, động cơ và thiết bị điện. 
  • C. Chỉ đạo việc xây dựng, vận hành, bảo trì hệ thống điện.
  • D. Lắp đặt, bảo trì máy móc, đồ dùng điện trong nhà. 

Câu 2: Đâu không phải là một trong các điều kiện làm việc của một số ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạch điện trong nhà?

  • A. Làm việc ở trên cao. 
  • B. Không phải di chuyển thường xuyên.
  • C. Làm việc ở công trường và những nơi không cố định.
  • D. Làm việc trong nhà hoặc ngoài trời, trong điều kiện thời tiết nắng nóng. 

Câu 3: Nếu em muốn làm việc trong một số ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạch điện trong nhà, em cần yêu thích môn học nào?

  • A. Môn Toán học.
  • B. Môn Tin học.
  • C. Môn Thể dục.
  • D. Môn Hoạt động trải nghiệm – Hướng nghiệp. 

Câu 4: Hình ảnh dưới đây liên quan đến ngành nghề nào về lắp đặt mạch điện trong nhà?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Thợ lắp đặt và sữa chữa đường dây điện. 
  • B. Thợ lắp điện cho tòa nhà.
  • C. Kĩ sư điện.
  • D. Bảo trì đường dây truyền tải. 

Câu 5: Người lao động làm ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạch điện trong nhà cần có năng lực gì?

  • A. Luôn tuân thủ đúng quy định, quy trình. 
  • B. Cẩn thận, tỉ mỉ. 
  • C. Biết thiết kế, vận hành, bảo dưỡng hệ thống phân phối điện.
  • D. Hỗ trợ lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện và đồ dùng điện trong gia đình.

Câu 6: Người lao động làm ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạch điện trong nhà cần có phẩm chất gì?

  • A. Tư duy, sáng tạo.
  • B. Nhanh nhẹn, tháo vát. 
  • C. Có sức khỏe tốt, không bị mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, không sợ độ cao.
  • D. Cẩn thận, tỉ mỉ. 

Câu 7: Nhiệm vụ chính của thợ lắp đặt và sửa chữa đường dây diện là:

  • A. Thực hiện nhiệm vụ lắp đặt, bảo trì, sửa chữa hệ thống điện, đường dây truyền tải điện, máy móc và thiết bị điện. 
  • B. Thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ kĩ thuật để nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, lắp ráp, vận hành, bảo trì, sửa chữa thiết bị điện và hệ thống phân phối điện.
  • C. Thực hiện nhiệm vụ lắp đặt mạng điện trong nhà; bảo trì, sửa chữa mạng điện, thiết bị điện gia dụng; lắp đặt, bảo trì máy móc, đồ dùng điện trong nhà.
  • D. Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế, chỉ đạo việc xây dựng, vận hành, bảo trì và sửa chữa hệ thống, linh kiện, động cơ và thiết bị điện. 

Câu 8: Quan sát hình sau và cho biết đây là loại sơ đồ nào? 

TRẮC NGHIỆM

  • A. Sơ đồ nguyên lí
  • B. Sơ đồ lắp đặt
  • C. Sơ đồ minh họa 
  • D. Sơ đồ cấu tạo 

Câu 9: Yêu cầu cần đạt ở bước “Lắp ráp hoàn chỉnh mạch điện” là gì? 

  • A. Mạch điện lắp ráp đúng sơ đồ lắp đặt, bố trí đẹp 
  • B. Dây dẫn được nối theo đúng sơ đồ lắp đặt 
  • C. Thiết bị điện lắp trên bảng điện đúng vị trí, chắc chắn 
  • D. An toàn, tiết kiệm trong khi đo cắt nẹp nhựa và dây dẫn 

Câu 10: Bảng điện một công tắc điều khiển một đèn như hình dưới đây thường được lắp đặt ở đâu trong nhà?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Có thể lắp ở bất cứ đâu 
  • B. Chỉ được lắp ở cầu thang 
  • C. Được lắp ở giữa nhà 
  • D. Thường được lắp ở ngay lối ra vào 

Câu 11: Bước thứ hai trong quy trình lắp đặt mạng điện trong nhà: 

  • A. Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí
  • B. Vẽ sơ đồ lắp đặt
  • C. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liệu
  • D. Lắp đặt mạng điện

Câu 12: Bước cuối cùng trong quy trình lắp đặt mạng điện trong nhà:

  • A. Kiểm tra, thử nghiệm hoạt động của mạng điện 
  • B. Vẽ sơ đồ lắp đặt 
  • C. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liệu 
  • D. Lắp đặt mạng điện

Câu 13: Lắp đặt mạng điện trong nhà theo thiết kế không bao gồm loại mạch nào sau đây? 

  • A. Mạch bảng điện 
  • B. Mạch đèn cầu thang 
  • C. Mạch điện điều khiển hai bóng đèn sáng luân phiên 
  • D. Mạch điện điều khiển đóng/mở rèm cửa tự động 

Câu 14: Trình tự kiểm tra, thử nghiệm mạch bảng điện gồm mấy bước? 

  • A. 2 bước 
  • B. 3 bước
  • C. 4 bước 
  • D. 5 bước

Câu 15: Tính toàn chi phí cho mạng điện trong nhà cần thực hiện theo mấy bước?

  • A. 1 bước 
  • B. 2 bước
  • C. 3 bước
  • D. 4 bước

Câu 16: Bước đầu tiên trong công việc tính toán chi phí cho mạng điện trong nhà là: 

  • A. Nghiên cứu hồ sơ lắp đặt mạng điện 
  • B. Lập bảng tính toán chi phí 
  • C. Vẽ sơ đồ lắp đặt mạng điện 
  • D. Lập bảng thống kê số lượng thiết bị, vật liệu 

Câu 17: Chiều dài của nẹp nhựa cần mua là:

  • A. 5m
  • B. 8m
  • C. 10m
  • D. 12m 

Câu 18: Chọn dây dẫn điện từ bảng điện đi đến công tắc và bóng đèn là loại dây điện đôi VCmd 2x75. Chiều dài theo tuyến dây là: 

  • A. 5m
  • B. 12,5m
  • C. 15m
  • D. 16m

Câu 19: Số lượng thiết bị, vật liệu sẽ sử dụng cho việc lắp đặt mạng điện trong nhà được xác định ở bước nào khi tính toán chi phí cho mạng điện trong nhà? 

  • A. Bước lập bảng thống kê số lượng thiết bị, vật liệu 
  • B. Bước nghiên cứu sơ đồ lắp đặt mạng điện 
  • C. Bước vẽ sơ đồ lắp đặt mạng điện 
  • D. Bước lập bảng tính toán chi phí 

Câu 20: Tính chi phí cho từng chủng loại thiết bị, vật liệu theo đơn giá được tính bằng cách nào? 

  • A. Cộng số lượng với đơn giá
  • B. Nhân số lượng với đơn giá
  • C. Chia số lượng với đơn giá
  • D. Trừ số lượng với đơn gia

Câu 21: Tính tổng chi phí cho mạng điện trong nhà bằng cách nào? 

  • A. Cộng chi phí của các chủng loại thiết bị, vật liệu theo bảng dự trù thiết bị, vật liệu
  • B. Nhân chi phí của các chủng loại thiết bị, vật liệu theo bảng dự trù thiết bị, vật liệu
  • C. Chia chi phí của các chủng loại thiết bị, vật liệu theo bảng dự trù thiết bị, vật liệu
  • D. Trừ chi phí của các chủng loại thiết bị, vật liệu theo bảng dự trù thiết bị, vật liệu

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác