Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 8 chân trời sáng tạo giữa học kì 2 (Đề số 2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ 8 giữa học kì 2 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Một người đang đứng dưới đất, tay chạm vào tủ lạnh rò điện. Em phải làm gì để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện
- A. Dùng tay trần kéo nạn nhân rời khỏi tủ lạnh
- B. Gọi người đến cứu
C. Rút phích cắm(nắp) cầu chì hoặc ngắt aptomat, lót tay bằng vải khô kéo nạn nhân ra.
- D. Lót tay bằng vải khô kéo nạn nhân rời khỏi tủ lạnh
Câu 2: Đâu là nguyên nhân gây tại nạn điện do vi phạm hành lang an toàn lưới điện?
- A. Sử dụng nhiều đồ dùng điện có công suất lớn trên cùng ổ cắm điện
- B. Lại gần khu vực mưa bão to làm đứt dây điện và rơi xuống đất
- C. Chạm vào máy giặt có vỏ bằng kim loại dùng lâu ngày hỏng vỏ cách điện
D. Đến gần đường dây điện cao áp, trạm biến áp
Câu 3: Hai bộ phận quan trọng của bút thử điện là?
- A. Điện trở và thân bút
- B. Thân bút và đèn báo
C. Điện trở và đèn báo
- D. Đầu bút thử điện và thân bút
Câu 4: Đâu không phải nguyên tắc an toàn khi sử dụng thiết bị, đồ dùng điện?
- A. Không sử dụng dây dẫn có vỏ cách điện bị hở, hỏng
B. Cắm nhiều đồ dùng điện có công suất lớn trên cùng ổ cắm
- C. Không để đồ vật dễ cháy gần đường dây điện và đồ dùng điện sinh nhiệt
- D. Khi sửa chữa điện phải cắt nguồn điện và có biển thông báo
Câu 5: Đâu không phải nguyên nhân gây mất an toàn điện?
- A. Chạm trực tiếp vào cực của ổ cắm điện
B. Chạm trực tiếp vào dây dẫn điện có vỏ cách điện
- C. Chạm vào máy giặt có vỏ bằng kim loại dùng lâu ngày hỏng vỏ cách điện
- D. Sửa chữa điện khi chưa cắt nguồn điện
Câu 6: Tải tiêu thụ điện biến đổi điện năng thành nhiệt năng là?
- A. Quạt điện
B. Nồi cơm điện
- C. Bóng đèn điện
- D. Camera an ninh
Câu 7: Tải tiêu thụ điện là thiết bị sử dụng điện năng không biến đổi thành?
- A. Nhiệt năng
- B. Cơ năng
- C. Quang năng
D. Hóa năng
Câu 8: Thiết bị có chức năng đóng cắt và bảo vệ mạch điện khi có sự cố là?
A. Công tắc
- B. Cầu dao điện
- C. Cầu chì
- D. Aptomat
Câu 9: Chức năng của bộ phận truyền dẫn điện là?
- A. Tạo ra điện năng nhờ chuyển hóa từ các dạng năng lượng khác nhau
- B. Đóng, cắt mạch, điều khiển và bảo vệ mạch khi gặp sự cố
C. Dẫn điện từ nguồn điện đến tải tiêu thụ điện
- D. Chuyển hóa điện năng thành các dạng năng lượng khác nhau
Câu 10: Đâu là đặc điểm của nguồn điện?
- A. Tiêu thụ năng lượng điện
- B. Đóng, cắt nguồn điện, điều khiển hoạt động của tải và bảo vệ an toàn cho mạch điện
C. Cung cấp năng lượng cho toàn mạch điện
- D. Kết nối các bộ phận của mạch điện
Câu 11: Đâu là vai trò của điều khiển?
- A. Cung cấp năng lượng cho toàn mạch
B. Điều khiển hoạt động của phụ tải theo nhu cầu
- C. Hoạt động theo tín hiệu chỉ dẫn của khối điều khiển
- D. Mang tín hiệu chỉ dẫn hoạt động của phụ tải điện
Câu 12: Đâu là cách điều khiển mạch điện?
- A. Trực tiếp bằng tay lên công tắc, nút bấm cơ khí
- B. Điều khiển từ xa hoặc tự động lên tiếp điểm đóng cắt
C. Cả A và B đều đúng
- D. Đáp án khác
Câu 13: Chức năng của cảm biến là?
A. Cảm nhận và biến đổi các tín hiệu đầu vào (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, chuyển động,...) thành tín hiệu đầu ra để đưa vào mạch điện tử xử lí.
- B. Nhận và xử lí tín hiệu đầu ra của cảm biến để điều khiển tiếp điểm đóng, cắt.
- C. Nhận tín hiệu từ mạch điện tử để đóng, cắt nguồn điện cấp cho phụ tải điện.
- D. Dẫn điện từ nguồn điện đến phụ tải điện
Câu 14: Đâu là vai trò của mạch điện điều khiển?
- A. Cung cấp năng lượng cho toàn mạch
- B. Điều khiển hoạt động của phụ tải theo nhu cầu
- C. Hoạt động theo tín hiệu chỉ dẫn của khối điều khiển
D. Mang tín hiệu chỉ dẫn hoạt động của phụ tải điện
Câu 15: Chức năng của mạch điều khiển là?
- A. Cảm nhận và biến đổi các tín hiệu đầu vào (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, chuyển động,...) thành tín hiệu đầu ra để đưa vào mạch điện tử xử lí.
B. Nhận và xử lí tín hiệu đầu ra của cảm biến để điều hoạt động của tải.
- C. Nhận tín hiệu từ mạch điện tử để đóng, cắt nguồn điện cấp cho phụ tải điện.
- D. Dẫn điện từ nguồn điện đến phụ tải điện
Câu 16: Đâu là nghề cụ thể của kĩ sư điện?
- A. Kĩ sư cơ khí
- B. Kĩ sư kết cấu
C. Kĩ sư cơ điện
- D. Kĩ sư luyện kim
Câu 17: Trong các ngành nghề sau, ngành nghề nào thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện?
- A. Thợ kim hoàn
- B. Kiểm soát viên không lưu
C. Kĩ thuật viên kĩ thuật điện
- D. Kĩ sư môi trường
Câu 18: Để nhận biết được sự phù hợp của bản thân đối với một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực kĩ thuật điện cần đánh giá bản thân qua các yêu cầu nào?
- A. Phẩm chất của người làm trong lĩnh vực kĩ thuật điện
- B. Năng lực cụ thể của ngành nghề
C. Phẩm chất và năng lực cụ thể của ngành nghề
- D. Đáp án khác
Câu 19: Yêu cầu "Có kĩ năng quản lí, giám sát để hỗ trợ kĩ thuật cho việc lắp ráp, vận hành, bảo trì, sử chữa thiết bị, hệ thống điện" là yêu cầu của ngành nghề nào trong lĩnh vực cơ khí?
- A. Kĩ sư điện
B. Kĩ thuật viên kĩ thuật điện
- C. Thợ sửa chữa
- D. Thợ lắp đặt và sửa chữa thiết bị điện
Câu 20: Đâu là công việc cụ thể của kĩ sư điện?
A. Tiến hành nghiên cứu, tư vấn, thiết kế, chỉ đạo xây dựng và vận hành hệ thống điện
- B. Thực hiện các nhiệm vụ kĩ thuật để hỗ trợ nghiên cứu kĩ thuật điện và thiết kế, lắp ráp, ... thiết bị điện
- C. Lắp đặt, bảo trì hệ thống dây điện, máy móc điện, các thiết bị điện, đường dây và dây cáp điện
- D. Lắp ráp, kiểm tra, thay thế và bảo dưỡng động cơ xe cơ giới
Bình luận