Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công dân 6 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công dân 6 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1:  Yếu tố nào dưới đây không giúp chúng ta nhận thức đúng về bản thân?

  • A. Thái độ, hành vi, kết quả trong từng hành động, tình huống cụ thể.
  • B. Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình.
  • C. So sánh nhận xét của người khác về mình với tự đánh giá của mình.
  • D. Lắng nghe xem người khác nói xấu gì mình để đi nói xấu lại.

Câu 2:  Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục; biết rõ những mong muốn, những khả năng, khó khăn của bản thân để có thể

  • A. đặt ra mục tiêu, ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp.
  • B. bình tĩnh, tự tin hơn mọi tình huống xảy ra trong đời sống xã hội.
  • C. nhìn  nhận đúng và ứng phó được với tất cả người xung quanh.
  • D. tìm người phù hợp để giúp đỡ, hỗ trợ mình một cách tốt nhất.

Câu 3:  Đâu là một trong những việc chúng ta cần làm để nhận thức đúng về bản thân?

  • A. Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình. 
  • B. Bản thân mình tự ý thức không cần phải để ý người khác nói về mình.
  • C. Sống nội tâm, không cần phải chia sẻ những cảm nhận của mình.
  • D. Nhận thấy mình giỏi thì không cần phải rèn luyện hay học hỏi gì thêm nữa. 

Câu 4:  Biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu…của bản thân được gọi là

  • A. thông minh.
  • B. tự nhận thức về bản thân.
  • C. có kĩ năng sống.
  • D. tự trọng.

Câu 5:  Biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

  • A. Tự nhận thức về bản thân.
  • B. Tư duy thông minh.
  • C. Có kĩ năng sống tốt.
  • D. Sống tự trọng.

Câu 6:  Lợi ích mà chúng ta sẽ nhận được khi tự nhận thức về bản thân là:

  • A. sống tự do và không cần phải quan tâm tới bất kì ai.
  • B. bình tĩnh, tự tin hơn lôi cuốn sự quan tâm của người khác.
  • C. để mình sống không cần dựa dẫm vào người xung quanh.
  • D. biết rõ những mong muốn, những khả năng, khó khăn của bản thân.

Câu 7:  Việc làm nào dưới đây không giúp ta nhận thức đúng về bản thân ?

  • A. Thân thiện, tích cực tham gia các hoạt động để rèn luyện phát triển bản thân.
  • B. Đánh giá bản thân qua thái độ, hành vi, kết quả trong hành động, tình huống cụ thể.
  • C. So sánh nhận xét của người khác về mình với tự đánh giá của mình.
  • D. Bới lông tìm vết những tật xấu của người khác để tự đề cao bản thân.

Câu 8:  Tự nhận thức về bản thân là 

  • A. biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình.
  • B. biết tư duy logic mọi tình huống trong đời sống.
  • C. có kĩ năng sống tốt trong mọi tình huống xảy ra.
  • D. sống tự trọng, biết suy nghĩ cho người xung quanh.

Câu 9:  Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta

  • A. nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục.
  • B. tỏ ra thờ ơ, lạnh cảm với tình huống xảy ra trong đời sống xã hội.
  • C. bắt trước lối sống của người khác cho phù hợp với tất cả mọi người.
  • D. sống tự cao tự đại khi biết được những điểm mạnh của bản thân.

Câu 10:  Đâu không phải đáp án đúng: Tự nhận thức về bản thân là biết được:

  • A. điểm mạnh của bản mình.
  • B. điểm yếu của bản mình.
  • C. khả năng của mình.
  • D. sức mạnh nội tại của mình.

Câu 11:  Biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình (về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu…) là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

  • A. Tự nhận thức về bản thân.
  • B. Tố chất thông minh.
  • C. Đánh giá bản thân.
  • D. Lòng tự trọng.

Câu 12:  Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta

(1) có cái nhìn trung thực về ưu điểm, nhược điểm của mình.

(2) xác định những việc cần làm để hoàn thiện bản thân.

(3) có những việc làm và cách ứng xử phù hợp với mọi người.

  • A. (1), (2)
  • B. (2), (3)
  • C. (1), (3)
  • D. (1), (2), (3)

Câu 13: Hành vi nào dưới đây không thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?

  • A. L thường tỏ ra khó chịu và không quan tâm đến nhưng điều các bạn góp ý.
  • B. K thường tìm ra lỗi trong bài kiểm tra của mình để nhờ các bạn giải thích.
  • C. V rất thích vẽ và nhờ mẹ đăng kí cho mình lớp học vẽ trên trị trấn.
  • D. T lấy giấy liệt kê điểm mạnh, điểm yếu để đặt ra mục tiêu trong rèn luyện.

Câu 14: Tự nhận thức đúng về bản thân không phải là điều dễ dàng mà cần phải 

  • A. qua rèn luyện
  • B. qua nhiều biến cố.
  • C. có sự lựa chọn đúng đắn.
  • D. có quyết định đúng đắn.

Câu 15:  Để nhận thức đúng về bản thân, chúng ta không nên dựa vào yếu tố nào dưới đây?

  • A. Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình. 
  • B. Vào thái độ, hành vi, kết quả trong từng hành động, tình huống cụ thể.
  • C. Thân thiện, tích cực tham gia các hoạt động để rèn luyện phát triển bản thân.
  • D. Nịnh bợ người khác để có cơ hội thăng tiến trong cuộc sống.

Câu 16:  Đây là một trong những việc chúng ta cần làm để nhận thức đúng về bản thân?

  • A. Không cần phải quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình. 
  • B. Đánh giá bản thân qua thái độ, hành vi, kết quả trong hành động, tình huống cụ thể.
  • C. Sống nội tâm, không cần phải chia sẻ những cảm nhận của mình đối với người khác.
  • D. Khi thấy mình hoàn hảo rồi thì không cần phải rèn luyện hay học hỏi gì thêm nữa. 

Câu 17:  Ý kiến nào dưới đây sai khi nói về ý nghĩa của tự nhận thức bản thân?

  • A. Giúp ta dễ dàng đồng cảm chia sẻ với người khác.
  • B. Xác định những việc cần làm để hoàn thiện bản thân.
  • C. Có cái nhìn trung thực về ưu điểm, nhược điểm của mình.
  • D. Giúp ta nâng cao khả năng bốc phét.

Câu 18:  Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của tự nhận thức bản thân?

  • A. Giúp ta sống tự cao, tự đại khi biết được điểm mạnh của mình.
  • B. Xác định những việc cần làm để hoàn thiện bản thân.
  • C. Có cái nhìn trung thực về ưu điểm, nhược điểm của mình.
  • D. Giúp ta dễ dàng đồng cảm chia sẻ với người khác.

Câu 19: Mục đích của việc tự nhận thức bản thân

  • A. biết mọi điều.
  • B. tiến tới thành công.
  • C. tự tin hơn.
  • D. hiểu rõ bản thân

Câu 20: Tự nhận thức bản thân để hiểu đúng về mình, đưa ra những quyết định đúng đắn là một

  • A. điều tất yếu của con người.
  • B. giá trị sống cơ bản.
  • C. kĩ năng sống cơ bản.
  • D. năng lực của cá nhân.

Câu 21: Tự nhận thức về bản thân là một kĩ năng sống rất 

  • A. cốt lõi của con người.
  • B. cơ bản của con người.
  • C. hàng đầu của con người.
  • D. quan trọng của con người.

Câu 22: Quan điểm nào dưới đây không đúng khi nói về tự nhận thức bản thân?

  • A. Mỗi người có những điểm mạnh, điểm yếu riêng.
  • B. Mỗi người không ai giống nhau hoàn toàn.
  • C. Mỗi người đều có mặt tốt và tự hào giống nhau.
  • D. Mỗi người có hạn chế, yếu kém riêng của mình.

Câu 23: Có bao nhiêu biểu hiện dưới đây thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?

 - Thuyết phục bạn bè, người thân chia sẻ những điều họ nghĩ về mình. 

 - Liệt kê điểm mạnh, điểm yếu của mình để đặt ra mục tiêu trong rèn luyện.

 - Giàu lòng nhân ái, giàu lòng yêu thương người khác.

 - Thân thiện, cởi mở và tích cực tham gia hoạt động tập thể để rèn luyện mình.

  • A. 1
  • B. 4
  • C. 2
  • D. 3.

Câu 24: Hành vi nào dưới đây thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?

  • A. H chấp nhận tất cả những đều mà người khác nói về mình. 
  • B. L không bao giờ hỏi cô giáo về bài học mình băn khoăn.
  • C. A tham gia lớp học múa vì mẹ, chứ không phải do mình thích.
  • D. Q thường tìm ra lỗi trong bài kiểm tra của mình để nhờ các bạn giải thích.

Câu 25: Nhân vật nào dưới đây không có hành vi thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?

  • A. P thường tìm ra lỗi trong bài kiểm tra của mình để nhờ các bạn giải thích. 
  • B. H luôn hỏi cô giáo và các bạn về bài học mình băn khoăn, chưa hiểu.
  • C. A rất thích hát nên đã nhờ mẹ đăng kí tham gia lớp học thanh nhạc.
  • D. G luôn cảm thấy tự ti với các bạn vì ngoại hình không nổi bật của mình.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo