Tắt QC

Trắc nghiệm sinh học 10 học kì I (P5)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 10 học kì I (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây của nhân tế bào giúp nó giữ vai trò điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào? 

  • A. Có cấu trúc màng kép.
  • B. Có nhân con.
  • C. chứa vật chất di truyền.
  • D. có khả năng trao đổi chất với môi trường tế bào chất.

Câu 2: Ở sinh vật, đơn vị quần xã dùng để chỉ tập hợp của :

  • A. Toàn bộ các sinh vật cùng loài
  • B. Toàn bộ các sinh vật khác loài
  • C. Các quần thể sinh vật khác loài trong 1 khu vực sống
  • D. Các quần thể sinh vật cùng loài.

Câu 3: Năng lượng của ATP tích luỹ ở :

  • A. Cả 3 nhóm phôtphat
  • B. Hai liên kết phôtphat gần phân tử đường
  • C. Hai liên kết phôtphat ở ngoài cùng
  • D. Chỉ một liên kết phôtphat ngoài cùng 

Câu 4: Phần lớn các nguyên tố đa lượng cấu tạo nên

  • A. lipit, enzym.
  • B. prôtêin, vitamin.
  • C. đại phân tử hữu cơ.
  • D. glucôzơ, tinh bột, vitamin.

Câu 5: Khi môi trường có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tối ưu của Enzim, thì điều nào sau đây đúng ?

  • A. Hoạt tính Enzim tăng theo sự gia tăng nhiệt độ
  • B. Sự giảm nhiệt độ làm tăng hoạt tính Enzim
  • C. Hoạt tính Enzim giảm khi nhiệt độ tăng lên
  • D. Nhiệt độ tăng lên không làm thay đổi hoat tính Enzim

Câu 6: Đặc điểm cơ bản nhất dể phân biệt ngành động vật có xương sống với động vật không xương sống là

  • A. cơ thể đối xứng 2 bên và có bộ xương ngoài.          
  • B. cơ thể đối xứng 2 bên và có bộ xương trong.
  • C. có bộ xương trong và bộ xương ngoài.
  • D. có bộ xương trong và cột sống. 

Câu 7: Khi các liên kết hiđro trong phân tử protein bị phá vỡ, bậc cấu trúc không gian của protein ít bị ảnh hưởng nhất là

  • A. bậc 1.
  • B. bậc 2.
  • C. bậc 3. 
  • D. bậc 4.

Câu 8: Trong tế bào, các bào quan chỉ có 1 lớp màng bao bọc là

  • A. ti thể, lục lạp.
  • B. ribôxôm, lizôxôm.
  • C. lizôxôm, perôxixôm.
  • D. perôxixôm, ribôxôm.

Câu 9: Những giới sinh vật thuộc nhóm sinh vật nhân thực là:

  • A. Giới khởi sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật.
  • B. Giới nguyên sinh, giới thực vật , giới nấm, giới động vật.
  • C. Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới nấm.
  • D. Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới động vật.

Câu 10: Trong cơ thể người, tế bào có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất là tế bào

  • A. hồng cầu.
  • B. bạch cầu.
  • C. biểu bì.
  • D. cơ. 

Câu 11: Trong các nguyên tố sau, nguyên tố chiếm số lượng ít nhất trong cơ thể người là

  • A. nitơ.
  • B. cácbon.
  • C. hiđrrô.
  • D. phốtpho.

Câu 12: Bào quan gồm  cả ADN và prôtêin là

  • A. ti thể.
  • B. ribôxôm.
  • C. trung tử.
  • D. nhiễm sắc thể.

Câu 13: Đặc điểm của động vật khác biệt so với thực vật là:

  • A. Có cấu tạo cơ thể đa bào
  • B. Có phương thức sống dị dưỡng
  • C. Được cấu tạo từ các tế bào có nhân chuẩn
  • D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 14: Tính đa dạng và đặc thù của ADN được quy định bởi

  • A. số vòng xoắn.
  • B. chiều xoắn.
  • C. số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các Nuclêôtit.
  • D. tỷ lệ $\frac{A+T}{G+X}$.

Câu 15: Ở người, loại tế bào có nhiều ti thể nhất là

  • A. tế bào biểu bì.
  • B. hồng cầu.
  • C. tế bào cơ tim.
  • D. bạch cầu. 

Câu 16: Hoạt động nào sau đây xảy ra ở tế bào sống ?

  • A. Trao đổi chất.
  • B. Sinh trưởng và phát triển
  • C. Cảm ứng và sinh trưởng
  • D. Tất cả các hoạt động nói trên 

Câu 17: Mỗi nuclêôtit cấu tạo gồm

  • A. đường pentôzơ và nhóm phốtphát.
  • B. nhóm phốtphát và bazơ nitơ.
  • C. đường pentôzơ, nhóm phốtphát và bazơ nitơ.
  • D. đường pentôzơ và bazơ nitơ.

Câu 18: Các tính chất đặc biệt của nước là do các phân tử nước

  • A. rất nhỏ.
  • B. có xu hướng liên kết với nhau.
  • C. có tính phân cực.
  • D. dễ tách khỏi nhau.

Câu 19: Trong nhân của tế bào sinh vật nhân chuẩn

  • A. phần lớn ADN mã hoá cho prôtêin.
  • B. ADN nhân mã hoá cho sự tổng hợp của rARN.
  • C. tất cả prôtêin là  histôn.
  • D. sự phiên mã của ADN chỉ xảy ra trong vùng dị nhiễm sắc.

Câu 20: Đặc điểm của vi khuẩn, xạ khuẩn là

  • A. Thuộc nhóm nhân sơ.
  • B. Sinh sản bằng bào tử.
  • C. Phagơ có thể xâm nhập vào cơ thể.
  • D. Hình thành hợp tử từng phần.

Câu 21: Phốtpho lipit cấu tạo bởi

  • A. 1 phân tử glixêrin liên kết với 2 phân tử axit béo và 1 nhóm phốt phat.
  • B. 2 phân tử glixêrin liên kết với 1 phân tử axit béo và 1 nhóm phốt phat.
  • C. 1 phân tử glixêrin liên kết với 1 phân tử axit béo và 1 nhóm phốt phat.
  • D. 3 phân tử glixêrin liên kết với 1 phân tử axit béo và 1 nhóm phốt phat.

Câu 22: Yếu tố để phân chia vi khuẩn thành 2 loại Gram dương và Gram âm là cấu trúc và thành phần hoá học của

  • A. thành tế bào.
  • B. màng. 
  • C. vùng tế bào.
  • D. vùng nhân. 

Câu 23: Khi trời bắt đầu đổ mưa, nhiệt độ không khí tăng lên chút ít là do

  • A. nước liên kết với các phân tử khác trong không khí giải phóng nhiệt.
  • B. liên kết hidro giữa các phân tử nước được hình thành đã giải phóng nhiệt.
  • C. liên kết hiđro giữa các phân tử nước bị phá vỡ đã giải phóng nhiệt.
  • D. sức căng bề mặt của nước tăng cao.

Câu 24: Loại bào quan giữ chức năng cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu của tế bào là

  • A. riboxom. 
  • B. bộ máy gongi.
  • C. lưới nội chất. 
  • D. ti thể. 

Câu 25: Nhóm nào sau đây có cấu tạo cơ thể đơn bào ?

  • A. Thực vật bậc nhất 
  • B. Động vật nguyên sinh
  • C. Thực vật bậc cao
  • D. Động vật có xương sống 

Câu 26: Enzim xúc tác quá trình phân giải đường saccrôzơ là :

  • A. Saccaraza
  • C.Lactaza
  • B. Urêaza
  • D.Enterôkinaza

Câu 27: Chất hữu cơ có đặc tính kị nước là

  • A. prôtit.
  • B. lipit.
  • C. gluxit.
  • D. Cả A, B và C.

Câu 28: Các tiêu chí cơ bản của hệ thống 5 giới bao gồm

  • A. khả năng di chuyển, cấu tạo cơ thể, kiểu dinh dưỡng .
  • B. loại tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, kiểu dinh dưỡng.
  • C. cấu tạo tế bào, khả năng vận động, mức độ tổ chức cơ thể.
  • D. trình tự các nuclêotít, mức độ tổ chức cơ thể.

Câu 29: Các thành phần không bắt buộc cấu tạo nên tế bào nhân sơ

  • A. màng sinh chất, thành tế bào, vỏ nhày, vùng nhân.
  • B. vùng nhân, tế bào chất, roi, lông.
  • C. vỏ nhày, thành tế bào, roi, lông.
  • D. vùng nhân, tế bào chất, màng sinh chất, roi.

Câu 30: Để tiến hành quang tổng hợp, cây xanh đã hấp thụ năng lượng nào sau đây?

  • A. Hoá năng
  • C. Điện năng
  • B. Nhiệt năng
  • D. Quang năng

Câu 31: Cholesteron ở màng sinh chất

  • A. liên kết với prôtein hoặc lipit đặc trưng riêng cho từng loại tế bào có chức năng bảo vệ và cung cấp năng lượng.
  • B. có chức năng làm cho cấu trúc màng thêm ổn định và vững chắc hơn.
  • C. là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào.
  • D. làm nhiện vụ vận chuyển các chất, thụ thể thu nhận thông tin.

Câu 32: Loại bào quan chỉ có ở tế bào thực vật không có ở tế bào động vật là

  • A. ti thể.
  • B. trung thể.
  • C. lục lạp.
  • D. lưới nội chất hạt.

Câu 33: Địa y là sinh vật thuộc giới

  • A. khởi sinh.
  • B. nấm.
  • C. nguyên sinh.
  • D. thực vật.

Câu 34: Sau khi thực hiện xong chức năng của mình, các ARN thường

  • A. tồn tại tự do trong tế bào.
  • B. liên kết lại với nhau.
  • C. bị các enzin của tế bào phân huỷ thành các Nuclêôtit.
  • D. bị vô hiệu hoá.

Câu 35: Đường mía (saccarotơ) là loại đường đôi được cấu tạo bởi

  • A. hai phân tử glucozơ.
  • B. một phân tử glucozơ và một phân tử fructozơ.
  • C. hai phân tử fructozơ.
  • D. một phân tử gluczơ và một phân tử galactozơ.

Câu 36: Khi nhuộm bằng thuốc nhuộm Gram, vi khuẩn Gram dương có màu

  • A. đỏ.
  • B. xanh.
  • C. tím.
  • D. vàng.

Câu 37: Căn cứ chủ yếu để coi tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống là

  • A. chúng có cấu tạo phức tạp.     
  • B. chúng được cấu tạo bởi nhiều bào quan.
  • C. ở tế bào có các đặc điểm chủ yếu của sự sống.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 38: Sự khuếch tán của các sợi phân tử nước qua màng được gọi là

  • A. vận chuyển chủ động.
  • B. vận chuyển tích cực.
  • C. vận chuyển qua kênh.
  • D. sự thẩm thấu.

Câu 39: Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có

  • A. nhiệt dung riêng cao. 
  • B. lực gắn kết.
  • C. nhiệt bay hơi cao.
  • D. tính phân cực.

Câu 40: Màng sinh chất là một cấu trúc khảm động là vì

  • A. các phân tử cấu tạo nên màng có thể di chuyển trong phạm vi màng.
  • B. được cấu tạo bởi nhiều loại chất hữu cơ khác nhau.
  • C. phải bao bọc xung quanh tế bào.
  • D. gắn kết chặt chẽ với khung tế bào.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác