Tắt QC

Trắc nghiệm sinh học 10 bài 21: Ôn tập phần sinh học tế bào

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 10 bài 21: Ôn tập phần sinh học tế bào. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Các nguyên tố hóa học cấu tạo nên tế bào của cơ thể sinh vật có các đặc điểm: 

  1. Là những nguyên tố có sẵn trong tự nhiên
  2. Là những nguyên tố không có trong các hợp chất vô cơ
  3. Tỷ lệ % của các nguyên tố không giống ở trong các chất vô cơ
  4. Chỉ tham gia cấu tạo nên các đại phân tử sinh tử sinh học
  • A. 1, 3
  • B. 1, 4
  • C. 2, 3
  • D. 2, 4

Câu 2: Cacbon là nguyên tố hóa học đặc biết quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ. Nguyên nhân là vì: 

  • A. Cacbon là một trong những nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống
  • B. Cacbon chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ thể sống
  • C. Cacbon có khối lượng phân tử là 12
  • D. Cacbon có cấu hình điện tử vòng ngoài với 4 điện tử (cùng lúc tạo nên 4 liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử khác)

Câu 3: Nhận định nào sau đây không đúng về glucozo?

  • A. Glucozo dễ chuyển hóa để cung cấp năng lượng cho tế bào
  • B. Glucozo là sản phẩm đầu tiên của quá trình quang hợp ở thực vật
  • C. Glucozo là nguyên liệu phổ biến cung cấp năng lượng cho tế bào
  • D. Glucozo cung cấp năng lượng nhiều nhất so với các chất hữu cơ khác

Câu 4: Khi nước bay hơi thì sẽ mang theo năng lượng. Nguyên nhân là vì quá trình bay hơi của nước thu năng lượng vì lí do nào sau đây?

  • A. Bẻ gãy liên kết hóa học giữa O với H ở trong H$_{2}O$
  • B. Bẻ gãy các liên kết hidro giữa các phân tử nước
  • C. Tăng số liên kết hidro giữa các phân tử nước
  • D. Làm giảm khối lượng của các phân tử nước

Câu 5: Điểm giống nhau về chức năng giữa lipit, protein và cacbohidrat là

  • A. Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào
  • B. Xây dựng cấu trúc màng tế bào
  • C. Làm tăng tốc độ và hiệu quả của phản ứng trong tế bào
  • D. Tiếp nhận kích thích từ môi trường trong và ngoài tế bào

Câu 6: Người ta thường xuyên thay đổi các món ăn và mỗi bữa nên ăn nhiều món. Việc này có tác dụng chính là: 

  • A. cung cấp đầy đủ các nguyên tố hóa học  và các loại chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
  • B. cung cấp  đầy đủ các nguyên tố đa lượng để cấu tạo nên tế bào 
  • C. cung cấp nhiều protein và chất bổ dưỡng cho cơ thể
  • D. tạo sự đa dạng về văn hóa ẩm thực và thay đổi khẩu vị của người ăn

Câu 7: Chức năng nào sau đây không phải là của H$_{2}$O

  • A. Điều hòa thân nhiệt
  • B. Cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể
  • C. Nguyên liệu cho một số phản ứng
  • D. Dung môi hòa tan các chất

Câu 8: Để chia saccarit thành ba loại đường là đường đơn, đường đôi và đường đa, người ta dựa vào tiêu chí nào sau đây? 

  • A. Khối lượng của phân tử
  • B. Số loại đường có trong phân tử
  • C. Độ tan trong nước
  • D. Số lượng đơn phân có trong phân tử

Câu 9: Cho các ý sau:

  1. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
  2. Đơn phân là glucozo
  3. Không tan trong nước
  4. Giữa các đơn phân là liên kết glicozit
  5. Là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào
  6. Đều có cấu trúc mạch thẳng

Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm chung của xenlulozo, tinh bột và glicogen?

  • A. 3    
  • B. 4    
  • C. 5    
  • D. 6

Câu 10: Cacbonhidrat không có chức năng nào sau đây ? 

  • A. Cấu tạo nên thành tế bào 
  • B. Cấu tạo nên màng tế bào
  • C. Dự trữ chất dinh dưỡng
  • D. Điều hòa thân nhiệt

Câu 11: Trong các ống nghiệm sau, ống nào sẽ có màu xanh đặc trưng với iot?

  • A. Ống đựng dung dịch nghiền của củ sắn
  • B. Ống đựng hồ tinh bột đang đung sôi
  • C. Ống đựng lòng trắng trứng gà
  • D. Ống đựng dầu thực vật

Câu 12: Độ pH của môi trường thay đổi thì sẽ làm biến tính protein. Nguyên nhân là vì sự thay đổi độ pH (nồng độ ion H$^{+}$) của mội trường đã tác động đến: 

  • A. các liên kết hidro dẫn tới làm thay đổi  cấu trúc không gian 
  • B. các liên kết peptit ở trong cấu trúc bậc 1 của protein
  • C. các chuỗi polipeptit làm cho chúng bám chặt vào nhau
  • D. cấu trúc của axit amin, vì vật làm cho protein bị thay đổi

Câu 13: Protein không có chức năng nào sau đây? 

  • A. Cấu tạo nên chất nguyên sinh, các bào quan, màng tế bào
  • B. Cấu tạo nên enzym, hoocmon, thụ quan, kháng thể
  • C. Thực hiện việc lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền
  • D. Thực hiện việc vận chuyển các chất, co cơ, thu nhận thông tin

Câu 14: Khi nói về chuỗi polinucleotit, phát biểu nào sau đây là đúng? 

  • A. Nhiều nucleotit liên kết lại với nhau theo một chiều nhất định
  • B. Nhiều axit amin liên kết lại với nhau theo một trình tự nhất định
  • C. Nhiều bazo nito liên kết với nhau theo một trình tự nhất định
  • D. Nhiều phân tử axit nucleic liên kết với nhau theo một trình tự nhất định

Câu 15: Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển thụ động có tính chọn lọc là:

  • A. Có ATP, kênh protein vận chuyển đặc hiệu
  • B. Kích thước của chất vận chuyển nhỏ hơn đường kính của lỗ màng, có sự chênh lệch nồng độ.
  • C. Kích thước của chất vận chuyển nhỏ hơn đường kính lỗ màng, có phân tử protein đặc hiệu
  • D. Có sự thẩm thấu hoặc khuếch tán

Câu 16: Cấu trúc của Timin khác với Uraxin bởi yếu tố nào sau đây? 

  • A. Thành phần đường và loại bazo nito
  • B. Thành phần đường và loại axit photphoric
  • C. Cách thức liên kết giữa photphoric với đường
  • D. Cách thức liên kết giữa đường với bazo nitoric

Câu 17: Trình tự di chuyển của protein từ nơi được tạo ra đến khi tiết ra ngoài tế bào là:

  • A. Lưới nội chất hạt → bộ máy Gôngi → màng sinh chất
  • B. Lưới nội chất trơn → lưới nội chất hạt → màng sinh chất
  • C. Bộ máy Gôngi → lưới nội chất trơn → màng sinh chất
  • D. Lưới nội chất hạt → riboxom → màng sinh chất

Câu 18: Khi nói về đặc điểm chung của các loại tế bào nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 

  1. Có thành tế bào bao bọc bên ngoài
  2. Có thành phần là màng, tế bào chất, nhân 
  3. Tế bào chất có hệ thống các bào quan có màng bọc như ti thể, lưới nội chất,...
  4. Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các xoang nhỏ
  5. Riboxom có độ lắng li tâm 70S
  6. Tất cả ADN trong tế bào đều liên kết với protein histon
  • A. 6
  • B. 5
  • C. 3
  • D. 4

Câu 19: Chất ức chế enzim là

  • A. Chất hóa học làm giảm hoạt tính enzim
  • B. Chất hóa học làm tăng hoạt tính enzim
  • C. Chất liên kết với enzim làm rối loạn hoạt tính ei
  • D. Chất gây độc cho enzim

Câu 20: Nhân tế bào điều khiển mọi hoạt động trao đổi chất bằng cách: 

  • A. ra lệnh cho các bộ phận, các bào quan ở trong tế bào hoạt động
  • B. thực hiện tự nhân đôi ADN và nhân đôi NST để tiến hành phân bào
  • C. điều hòa sinh tổng hợp protein, protein sẽ thực hiện các chức năng
  • D. thực hiện phân chia vật chất di truyền một cách đồng đều cho tế bào con

Câu 21: Chất hoạt hóa của enzim là

  • A. Chất gây độc cho enzim
  • B. Chất hóa học làm giảm hoạt tính enzim
  • C. Chất liên kết với enzim làm rối loạn hoạt tính ei
  • D. Chất hóa học làm tăng hoạt tính enzim

Câu 22: Vai trò của enzim là

  • A. Xúc tác cho các phản ứng sinh hóa trong cơ thể
  • B. Xúc tác cho các phản ứng hóa học
  • C. Tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào
  • D. Cung cấp năng lượng cho cơ thể

Câu 23: Về cấu tạo, lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn có bao nhiêu đặc điểm chung sau đây?

  1. Là một hệ thống ống và xoang dẹp thông với nhau
  2. Được cấu tạo từ các màng giống như màng tế bào
  3. Tạo ra sự xoang hóa (phân chia tế bào chất thành các xoang nhỏ)
  4. Có chứa hệ enzym làm nhiệm vụ tổng hợp các chất tiết
  5. Làm nhiệm vụ vận chuyển nội bào
  6. Làm nhiệm vụ khử độc, tổng hợp polisaccrit
  • A. 5
  • B. 6
  • C. 4
  • D. 3

Câu 24: Bộ máy Gongi có cấu tạo: 

  • A. Gồm các hạt Gongi xếp thành một bộ máy
  • B. Gồm các tấm màng hình cung xếp song song và thông với nhau
  • C. Gồm các túi màng hình cung xế song song và không thông với nhau
  • D. Gồm các túi không thông với nhau, có màng bao bọc bên ngoài

Câu 25: Sơ đồ nào sau đây biểu diễn đúng cơ chế tác động của enzim phân giải đường saccarozo?

  • A. E + saccarozo → E – saccarozo → glucozo + fructozo + E
  • B. E – saccarozo → glucozo + fructozo + E → E + saccarozo
  • C. E + saccarozo → glucozo + fructozo+ E → E – saccarozo
  • D. E – saccarozo → E + saccarozo → glucozo + fructozo + E

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác