Tắt QC

Trắc nghiệm sinh học 10 học kì I (P4)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 10 học kì I (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Những đặc điểm nào sau đây có ở tất cả các loại vi khuẩn?

1. có kích thước bé.

2. sống kí sinh và gây bệnh.

3. cơ thể chỉ có 1 tế bào.

4. chưa có nhân chính thức.

5. sinh sản rất nhanh.

  • A. 1, 2, 3, 4.
  • B. 1, 3, 4, 5.
  • C. 1, 2, 3, 5.
  • D. 1, 2, 4, 5.

Câu 2: Chức năng không có ở prôtêin là

  • A. cấu trúc.
  • B. xúc tác quá trình trao đổi chất.
  • C. điều hoà quá trình trao đổi chất.
  • D. truyền đạt thông tin di truyền.

Câu 3: Bào quan giữ vai trò quan trọng nhất trong quá trình hô hấp của tế bào là

  • A. lạp thể.
  • B. ti thể.
  • C. bộ máy gôngi.
  • D. ribôxôm.

Câu 4: Tập hợp các sinh vật sống ở rừng Quốc gia Cúc Phương là

  • A. quần thể sinh vật.
  • B. cá thể sinh vật.
  • C. cá thể và quần thể.
  • D. quần xã sinh vật.

Câu 5: Kiểu vận chuyển các chất ra vào tế bào bằng sự biến dạng của màng sinh chất là

  • A. vận chuyển thụ động.
  • B. vận chuyển chủ động.
  • C. xuất nhập bào.
  • D. khuếch tán trực tiếp.

Câu 6: Các phân tử ARN được tổng hợp nhờ quá trình

  • A. Tự sao. 
  • B. Sao mã. 
  • C. Giải mã.
  • D. Phân bào.

Câu 7: Cấu trúc nào sau đây có thành phần bắt buộc là các nguyên tố vi lượng?

  • A. Lớp biếu bì của da động vật
  • B. Enzim
  • C. Các dịch tiêu hoá thức ăn
  • D.  Cả A, B và C đều sai

Câu 8: Tế bào cơ thể điều hoà tốc độ chuyển hoá hoạt động vật chất bằng bằng việc tăng giảm

  • A. nhiệt độ tế bào.
  • B. độ pH của tế bào.
  • C. nồng độ cơ chất.
  • D. nồng độ enzim trong tế bào.

Câu 9: Lưới nội chất trơn có nhiệm vụ

  • A. tổng hợp prôtêin.
  • B. chuyển hoá đường và phân huỷ chất độc hại đối với cơ thể.
  • C. cung cấp năng lượng.
  • D. Cả A, B và C

Câu 10: Cácbon là nguyên tố hoá học đăc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ vì cacbon

  • A. là một trong những nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống.
  • B. chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ thể sống.
  • C. có cấu hình điện tử vòng ngoài với 4 điện tử (cùng lúc tạo nên 4 liên kết cộng hoá trị với nguyên tử khác).
  • D. Cả A, B, C.

Câu 11: Điểm giống nhau của các sinh vật thuộc giới Nguyên sinh, giới thực vật và giới động vật là:

  • A. Cơ thể đều có cấu tạo đa bào
  • B. Tế bào cơ thể đều có nhân sơ
  • C. Cơ thể đều có cấu tạo đơn bào
  • D. Tế bào cơ thể đều có nhân chuẩn.

Câu 12: Colesteron có ở màng sinh chất của tế bào

  • A. vi khuẩn.
  • B. nấm. 
  • C. động vật.
  • D. thực vật.

Câu 13: Xenlulozơ được cấu tạo bởi đơn phân là

  • A. glucozơ.
  • B. fructozơ.
  • C. glucozơ và tructozơ. 
  •  D. saccarozơ.

Câu 14: Hoạt động nào sau đây không cần năng lượng cung cấp từ ATP?

  • A. Sinh trưởng ở cây xanh
  • B. Sự khuyếch tán vật chất qua màng tế bào
  • C. Sự co cơ ở động vật
  • D. Sự vận chuyển ôxi của hồng cầu ở người 

Câu 15: Trong các cấu trúc tế bào cấu trúc không chứa axitnuclêic là

  • A. ti thể.
  • B. lưới nội chất có hạt.
  • C. lưới nội chất trơn.
  • D. nhân.

Câu 16: Giới thực vật gồm những sinh vật

  • A. đa bào, nhân thực, tự dưỡng, một số dị dưỡng,có khả năng phản ứng chậm.
  • B. đa bào, nhân thực, phần lớn tự dưỡng, có khả năng phản ứng chậm.
  • C. đa bào, một số loại đơn bào, nhân thực, tự dưỡng, một số dị dưỡng,có khả năng phản ứng chậm.
  • D. đa bào, nhân thực, tự dưỡng, có khả năng phản ứng chậm.

Câu 17: Số lượng lục lạp và ti thể trong tế bào được gia tăng nhờ

  • A. tổng hợp mới.
  • B. phân chia.
  • C. di truyền.
  • D. sinh tổng hợp mới và phân chia.

Câu 18: Loại phân tử hữu cơ có cấu trúc và chức năng đa dạng nhất là

  • A. protein. 
  • B. cacbonhidrat.
  • C. axit nucleic. 
  • D. lipit.

Câu 19: Các thành phần bắt buộc cấu tạo nên tế bào nhân sơ

  • A. thành tế bào, nhân, tế bào chất, vỏ nhầy.
  • B. màng sinh chất, tế bào chất vùng nhân.
  • C. màng sinh chất, vùng nhân, vỏ nhầy, tế bào chất.
  • D. thành tế bào, tế bào chất, vùng nhân và roi.

Câu 20: Tập hợp các cơ quan, bộ phận của cơ thể cùng thực hiện một chức năng được gọi là:

  • A. Hệ cơ quan
  • B. Bào quan
  • C. Đại phân tử  
  • D. Mô 

Câu 21: Loại phân tử có số lượng lớn nhất trên màng sinh chất là

  • A. protein.
  • B. photpholipit.
  • C. cacbonhidrat.
  • D. colesteron. 

Câu 22: Các chức năng của cácbon trong tế bào là

  • A. dự trữ năng lượng, là vật liệu cấu trúc tế bào.
  • B. cấu trúc tế bào, cấu trúc các enzim.
  • C. điều hoà trao đổi chất, tham gia cấu tạo tế bào chất.
  • D. thu nhận thông tin và bảo vệ cơ thể.

Câu 23: Trước khi chuyển thành ếch con, nòng nọc phải " cắt " chiếc đuôi của nó. Bào quan đã giúp nó thực hiện việc này là

  • A. lưới nội chất.
  • B. lizôxôm. 
  • C. ribôxôm.
  • D. ty thể. 

Câu 24: Sống tự dưỡng quang hợp cơ ở :

  • A. Thực vật, nấm
  • B. Động vật, tảo
  • C. Thực vật, tảo
  • D. Động vật, nấm 

Câu 25: Vai trò cơ bản của các liên kết yếu là duy trì cấu trúc

  • A. hoá học của các đại phân tử.
  • B. không gian của các đại phân tử.
  • C. protein.
  • D. màng tế bào.

Câu 26: Điểm giống nhau của prôtêin bậc 1, prôtêin bậc 2 và prôtêin bậc 3 là:

  • A. Chuỗi pôlipeptit ở dạng mạch thẳng
  • B. Chuỗi pôlipeptit xoắn lò xo hay gấp lại
  • C. Chỉ có cấu trúc 1 chuỗi pôlipeptit
  • D. Chuỗi pôlipeptit xoắn cuộn tạo dạng khối cầu 

Câu 27: Thành tế bào vi khuẩn có vai trò

  • A. trao đổi chất giữa tế bào với môi trường.
  • B. ngăn cách giữa bên trong và bên ngoài tế bào.
  • C. liên lạc với các tế bào lân cận.
  • D. Cố định hình dạng của tế bào.

Câu 28: Các đơn phân chủ yếu cấu tạo nên các loại cacbohyđrat là

  • A. glucôzơ, fructôzơ, saccarôzơ.
  • B. glucôzơ, fructôzơ, galactôzơ.
  • C. glucôzơ, galactôzơ, saccarôzơ.
  • D. fructôzơ, saccarôzơ, galactôzơ.

Câu 29: Enzim sau đây hoạt động trong môi trường a xít

  • A. Amilaza
  • B. Saccaraza
  • C. Pepsin
  • D. Mantaza

Câu 30: Chức năng quan trọng nhất của nhân tế bào là

  • A. chứa đựng thông tin di truyền.
  • B. tổng hợp nên ribôxôm.
  • C. trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
  • D. cả A và C.

Câu 31: Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm:

1. quần xã;

2. quần thể;

3. cơ thể; 

4. hệ sinh thái;

5. tế bào         

Các cấp tổ chức đó theo trình tự từ nhỏ đến lớn là…

  • A. 5 -> 3 -> 2 -> 1 -> 4.
  • B. 5 -> 3 -> 2 -> 1 -> 4.
  • C. 5 -> 2 -> 3 -> 1 -> 4.
  • D. 5 -> 2 -> 3 -> 4 -> 1.

Câu 32: Các đại phân tử như prôtêin có thể qua màng tế bào bằng cách

  • A. xuất bào, ẩm bào hay thực bào.
  • B. xuất bào, ẩm bào, thực bào, khuếch tán.
  • C. xuất bào, ẩm bào, khuếch tán.
  • D. ẩm bào, thực bào, khuếch tán.

Câu 33: ATP là một phân tử quan trọng trong trao đổi chất vì

  • A. nó có các liên kết phốtphát cao năng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng.
  • B. các liên kết phốtphát cao năng dễ hình thành nhưng không dễ phá huỷ.
  • C. nó dễ dàng thu được từ môi trường ngoài cơ thể.
  • D. nó vô cùng bền vững và mang nhiều năng lượng.

Câu 34: Thành tế bào thực vật được hình thành bởi sự liên kết giữa

  • A. các phân tử xenlulôzơ với nhau.
  • B. các đơn phân glucôzơ với nhau.
  • C. các vi sợi xenlucôzơ với nhau.
  • D. các phân tử fructôzơ.

Câu 35: Nếu bón quá nhiều phân cho cây sẽ làm cho

  • A. cây phát triển mạnh, dễ bị nhiễm bệnh.
  • B. làm cho cây héo, chết.
  • C. làm cho cây chậm phát triển.
  • D. làm cho cây không thể phát triển được.

Câu 36: Đặc điểm chung của trùng roi, a mip, vi khuẩn là:

  • A. Đều thuộc giới động vật
  • B. Đều có cấu tạo đơn bào
  • C. Đều thuộc giới thực vật
  • D. Đều là những cơ thể đa bào 

Câu 37: Không bào trong đó tích nhiều nước thuộc tế bào

  • A. lông hút của rễ cây.
  • B. cánh hoa.
  • C. đỉnh sinh trưởng.
  • D. lá cây của một số loài cây mà động vật không dám ăn.

Câu 38: Hai chuỗi pôlinuclêôtit của ADN liên kết với nhau bởi liên kết

  • A. hyđrô.
  • B. peptit.
  • C. ion.
  • D. cộng hoá trị.

Câu 39: Chức năng chính của mỡ là

  • A. dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.
  • B. thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất.
  • C. thành phần cấu tạo nên một số loại hoocmôn.
  • D. thành phần cấu tạo nên các bào quan.

Câu 40: Vùng nhân của tế bào nhân sơ chứa 1 phân tử

  • A. ADN dạng vòng.
  • B. mARN dạng vòng.
  • C. tARN dạng vòng.
  • D. rARN dạng vòng.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác