Tắt QC

Trắc nghiệm sinh học 10 học kì I (P3)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 10 học kì I (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trong tế bào thực vật, bộ máy Gôngi còn thực hiện chức năng nào sau đây 

  • A. Tạo ra các hợp chất ATP
  • B. Tham gia quá trình tổng hợp thành xenlulôzơ
  • C. Tổng hợp Prôtêin từ a xít amin
  • D. Tổng hợp các enzim cho tế bào 

Câu 2: Các đơn phân của phân tử ADN phân biệt với nhau bởi thành phần nào sau đây?

  • A. Số nhóm -OH trong phân tử đường
  • B. Bazơ nitơ
  • C. Gốc photphat trong axit photphoric
  • D. Cả 3 thành phần nêu trên 

Câu 3: Nguyên tố nào sau đây không phải là nguyên tố vi lượng ?

  • A. Canxi
  • B. Sắt
  • C. Lưu huỳnh
  • D. Photpho

Câu 4: Tế bào nhân sơ được cấu tạo bởi 3 thành phần chính là :

  • A. Màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân
  • B. Tế bào chất, vùng nhân, các bào quan
  • C. Màng sinh chất, các bào quan, vùng nhân
  • D. Nhân phân hoá, các bào quan, màng sinh chất 

Câu 5: Bậc phân loại cao nhất trong các đơn vị phân loại sinh vật là :

  • A. Loài 
  • B. Ngành 
  • C. Giới
  • D. Chi

Câu 6: Nguồn năng lượng nào sau đây trực tiếp cung cấp cho quá trình vận chuyển chất chủ động trong cơ thể sống ?

  • A. ATP
  • B. ADP
  • C. AMP
  • D. Cả 3 chất trên 

Câu 7: Chất nào dưới đây là enzim 

  • A. Saccaraza
  • B. Prôteaza
  • C. Nuclêôtiđaza
  • D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 8: Tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một vùng địa lý nhất định ở một thời điểm xác định và cơ quan hệ sinh sản với nhau được gọi là :

  • A. Quần thể 
  • B. Quần xã
  • C. Nhóm quần thể
  • D. Hệ sinh thái 

Câu 9: Chất dưới đây không phải lipit là :

  • A. Côlestêron
  • B. Hoocmon ostrôgen
  • C. Sáp
  • D. Xenlulôzơ

Câu 10: Để cho nước biến thành hơi, phải cần năng lượng:

  • A. Để bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa các phân tử.
  • B. Để bẻ gãy các liên kết cộng hoá trị của các phân tử nước.
  • C. Thấp hơn nhiệt dung riêng của nước.
  • D. Cao hơn nhiệt dung riêng của nước.

Câu 11: Có hai dạng năng lượng được phân chia dựa trên trạng thái tồn tại của chúng là :

  • A. Động năng và thế năng
  • B. Hoá năng và điện năng
  • C. Điện năng và thế năng
  • D. Động năng và hoá năng 

Câu 12: Đặc điểm nào sau đây không phải của tảo ?

  • A. Cơ thể đơn bào hay đa bào
  • B. Có chứa sắc tố quang hợp
  • C. Sống ở môi trường khô cạn
  • D. Có lối sống tự dưỡng 

Câu 13: Điều sau đây đúng khi nói về không bào là :

  • A. là bào quan coa màng kép bao bọc
  • B. Có chứa nhiều trong tất cả tế bào động vật
  • C. Không có ở các tế bào thực vật còn non
  • D. Cả A, B và C đều sai

Câu 14: Loại liên kết hoá học chủ yếu giữa các đơn phân trong phân tử Prôtêin là :

  • A. Liên kết hoá trị
  • B. Liên kết este
  • C. Liên kết peptit 
  • D. Liên kết hidrô

Câu 15: Trong tế bào vi khuẩn, ribôxôm có chức năng nào sau đây?

  • A. Hấp thụ các chất dinh dưỡng cho tế bào.
  • B. Tiến hành tổng hợp prôtêin cho tế bào.
  • C. Giúp trao đổi chất giữa tế bào và môi trường sống.
  • D. Cả 3 chức năng trên.

Câu 16: Tập hợp các sinh vật và hệ sinh thái trên trái đất được gọi là :

  • A. Thuỷ Quyển 
  • B. Sinh quyển
  • C. Thạch quyển 
  • D. Khí quyển

Câu 17: Chức năng của ARN vận chuyển là :

  • A. Vận chuyển các nguyên liệu để tổng hợp các bào quan
  • B. Chuyên chở các chất bài tiết của tế bào
  • C. Vận chuyển axít a min đến ribôxôm
  • D. Cả 3 chức năng trên 

Câu 18: Sắp xếp nào sau đây đúng theo thữ tự các chất đường từ đơn giản đến phức tạp ?

  • A.Đisaccarit, mônôsaccarit, Pôlisaccarit
  • B. Mônôsaccarit, Điaccarit, Pôlisaccarit
  • C.Pôlisaccarit, mônôsaccarit, Đisaccarit
  • D.Mônôsaccarit, Pôlisaccarit, Điaccarit

Câu 19: Những chất sống đầu tiên của trái đất nguyên thuỷ tập trung ở môi trường nào sau đây?

  • A. Không khí
  • B. Trong đất
  • C. Biển
  • D. Không khí và đất

Câu 20: Những giới sinh vật có đặc điểm cấu tạo cơ thể đa bào và có nhân chuẩn là:

  • A. Thực vật, nấm, động vật.
  • B. Nguyên sinh, khởi sinh, động vật.
  • C. Thực vật, nguyên sinh, khởi sinh.
  • D. Nấm, khởi sinh, thực vật.

Câu 21: Yếu tố nào sau đây không có trong thành phần của phân tử ATP?

  • A. Bazơnitric
  • B.  Đường
  • C. Nhóm photphat
  • D. Prôtêin

Câu 22: Có khoảng bao nhiêu nguyên tố hoá học cần thiết cấu thành các cơ thể sống ?

  • A. 25
  • B. 35 
  • C. 45 
  • D. 55

Câu 23: Trong tế bào, Ribôxôm có thể tìm thấy ở trạng thái nào sau đây :

  • A. Đính trên màng sinh chất
  • B. Tự do trong tế bào chất
  • C. Liên kết trên lưới nội chất
  • D. Tự do trong tế bào chất và liên kết trên lưới nội chất 

Câu 24: Nguồn gốc chung của giới động vật là

  • A. tảo lục đơn bào nguyên thuỷ.
  • B. động vật đơn bào nguyên thuỷ.
  • C. động vật nguyên sinh. 
  • D. động vật nguyên sinh nguyên thuỷ. 

Câu 25: Trong thành phần của màng sinh chất, ngoài lipit và prôtêin còn có những phần tử nào sau đây?

  • A. Axit ribônuclêic
  • B. Axit đêôxiribônuclêic
  • C. Cacbonhyđrat
  • D. Axitphophoric

Câu 26: Đặc điểm của prôtêin bậc 4, cũng là điểm phân biệt với prôtêin ở các bậc còn lại là

  • A. Cấu tạo bởi một chuỗi pôlipeptit
  • B. Cấu tạo bởi một chuỗi pôlipeptit xoắn cuộn hình cầu
  • C. Có hai hay nhiều chuỗi pôlipeptit
  • D. Chuỗi pôlipeptit xoắn dạng lò xo 

Câu 27: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về giới động vật ?

  • A. Phát sinh sớm nhất trên trái đất
  • B. Cơ thể đa bào có nhân sơ
  • C. Gồm những sinh vật dị dưỡng
  • D. Chi phân bố ở môi trường cạn 

Câu 28: Đặc điểm chung của dầu, mỡ, photpholipit, streoit là

  • A. chúng đều có nguồn nguyên liệu dự trữ năng lượng cho tế bào.
  • B. đều tham gia cấu tạo nên màng tế bào.
  • C. đều có ái lực yếu hoặc không có ái lực với nước.
  • D. Cả A, B, C. 

Câu 29: Tổ chức nào sau đây là đơn vị phân loại của sinh vật trong tự nhiên ?

  • A. Quần thể
  • B. Quần xã
  • C. Loài   
  • D. Sinh quyển 

Câu 30: Điều không đúng khi nói về phân tử ARN là :

  • A. Có cấu tạo từ các đơn phân ribônuclêôtit
  • B. Thực hiện các chức năng trong tế bào chất
  • C. Đều có vai trò trong tổng hợp prôtêin
  • D. Gồm 2 mạch xoắn

Câu 31: Nấm men thuộc giới

  • A. khởi sinh.
  • B. nguyên sinh.
  • C. nấm.
  • D. thực vật.

Câu 32: Đặc điểm chung của sinh vật là:

  • A. Kích thước rất nhỏ bé
  • B. Sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh
  • C. Phân bố rộng và thích hợp cao với môi trường sống
  • D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 33: Loại ARN không phải thành phần cấu tạo của ribôxôm là :

  • A. ARN thông tin và ARN ribôxôm
  • B. ARN ribôxôm và ARN vận chuyển
  • C. ARN vận chuyển và ARN thông tin
  • D. Tất cả các loại ARN

Câu 34: Prôtêin tham gia trong thành phần của enzim có chức năng 

  • A. Xúc tác các phản ứng trao đổi chất
  • B. Điều hoà các hoạt động trao đổi chất
  • C. Xây dựng các mô và cơ quan của cơ thể
  • D. Cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào

Câu 35: Photpholipit có chức năng chủ yếu là :

  • A. Tham gia cấu tạo nhân của tế bào.
  • B. Là thành phần cấu tạo của màng tế bào
  • C. Là thành phần của máu ở động vật
  • D. Cấu tạo nên chất diệp lục ở lá cây 

Câu 36: Ở tế bào động vật số lượng trung tử có trong bào quang trung thể là:

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 37: Vi khuẩn là dạng sinh vật được xếp vào giới nào sau đây ?

  • A. Giới nguyên sinh 
  • B. Giới thực vật
  • C. Giới khởi sinh  
  • D. Giới động vật 

Câu 38: Giai đoạn đầu tiên trong cơ chế tác dụng của Enzim lên các phản ứng là

  • A. Tạo các sản phẩm trung gian
  • B. Tạo ra Enzim - cơ chất
  • C. Tạo sản phẩm cuối cùng
  • D. Giải phóng Enzim khỏi cơ chất

Câu 39: Chất sau đây không có trong thành phần của ti thể là :

  • A. axit đêôxiribooniclêic
  • B. Prôtêin
  • C. axit photphoric
  • D. Peptiđôglican

Câu 40: Trong tế bào, hoạt động tổng hợp prôtêin xảy ra ở:

  • A. Ribôxôm
  • B. Nhân
  • C. Lưới nội chất
  • D. Nhân con 

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác