Trắc nghiệm ngữ văn 9 bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 9 bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Muốn cho văn bản thuyết minh hấp dẫn, sinh động, người ta vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật nào?
A. Kể chuyện, tự thuật
- B. Đối thoại theo lối ẩn dụ
- C. Hình thức diễn vè, thơ ca
- D. Tất cả các đáp án trên
Câu 2: Đoạn văn sau sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với biện pháp nghệ thuật nào?
Nếu phở Hà Nội ngon ít nơi sánh kịp, là món quà phổ biến, hầu như phố nào cũng có hàng bán phở, thì bún thang không phải là món ăn bỗ bã, ăn cho qua, cho xong, ăn cho chặt bụng như các món quà khác. Bún thang kén người làm và kén cả người ăn.
- A. So sánh
- B. Tăng tiến
- C. Nói quá
D. Đối lập
Câu 3: Cho đoạn văn sau:
Tôi không biết có từ lúc nào, không rõ lắm, nhưng chắc chắn là từ rất xưa. Từ khi con người biết trồng bông dệt vải may áo, chắc là phải cần kim để khâu áo. Làm ra cây kim lúc đầu hẳn là rất khó khăn, cho nên giờ mới có câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Họ nhà Kim chúng tôi rất đông. Ngoài kim khâu vải may áo, còn có loại kim dùng để thêu thùa, có kim khâu dùng trong phẫu thuật, kim khâu giày, kim đóng sách sách… Công dụng của kim là đưa chỉ mềm luồn qua các vật dày, mỏng để kết chúng lại. Thiếu chúng tôi thì ngành sản xuất gặp nhiều khó khăn đấy! Nghe nói từ cuối thế kỉ XVIII, một người Anh đã sáng chế ra máy khâu, nhưng máy khâu vẫn cứ phải có kim thì mới khâu được!
Cùng họ Kim chúng tôi còn có cây kim châm cứu. Nó bé mà dài, làm bằng bạc, dùng để châm vào huyệt chữa bệnh. Những cây kim của ông Nguyễn Tài Thu đã nổi tiếng thế giới!
Đoạn văn vừa trích sử dụng phương thức biểu đạt nào?
A. Thuyết minh
- B. Nghị luận
- C. Tự sự
- D. Miêu tả
Câu 4: Khi nào cần thuyết minh sự vật một cách hình tượng bóng bẩy?
- A. Khi thuyết minh sự các đặc điểm cụ thể, dễ thấy của đối tượng
B. Khi thuyết minh các đặc điểm trừu tượng không dễ thấy của đối tượng
- C. Khi muốn cho văn bản sinh động và hấp dẫn
- D. Khi muốn trình bày rõ diễn biến của sự việc, sự kiện
Câu 5: Đoạn văn sau đây sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để thuyết minh?
… tùy theo góc độ và tốc độ di chuyển của ta trên mặt nước quanh chúng hoặc độ xa gần và hướng ta tiến đến chúng hay rời xa chúng; còn tùy theo cả hướng ánh sáng rọi vào chúng, hoặc đột nhiên khiến cho mái đầu một nhân vật Đá trẻ trung ta chừng đã quen lắm bông bạc xóa lên, và rõ ràng trước mắt ta là một bậc tiên ông không còn có tuổi. Ánh sáng hắt lên từ mặt nước lung linh chảy khiến những con người bằng đá vây quanh ta trên mặt vịnh càng lung linh, xao động, như đang đi lại, đang tụ lại cùng nhau, hay đang tỏa ra.
(Theo Ngữ văn 9, tập một)
- A. Nói quá
- B. Hoán dụ
- C. So sánh
D. Nhân hóa
Câu 6: Phương pháp thuyết minh nào được sử dụng trong đoạn trích trên?
- A. Phương pháp nêu ví dụ
- B. Phương pháp so sánh
C. Phương pháp liệt kê
- D. Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích
Câu 7: Điều cần tránh khi thuyết minh kết hợp với sử dụng một số biện pháp nghệ thuật là gì?
- A. Làm đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng
B. Làm lu mờ đối tượng được thuyết minh.
- C. Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ.
- D. Kết hợp với các phương pháp thuyết minh.
Câu 8: Đoạn văn sau sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với biện pháp nghệ thuật nào?
Hoa là biểu tượng cho cái đẹp. Mỗi loài hoa đều có ngôn ngữ riêng .Cúc tượng trưng cho nếp sống khiêm tốn , điềm đạm , cho người giàu tâm hồn. Mẫu đơn là vua hoa, hoa phú quý.Đào đầm ấm khi dương xuân. Lan được gọi là "vương giả hương" , thanh nhã, không phàm tục .....
- A. Ẩn dụ
- B. Hoán dụ
C. Liệt kê
- D. Điệp ngữ
Câu 9: Khi nào cần thuyết minh sự vật một cách hình tượng, bóng bẩy?
A. Khi muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn
- B. Khi muốn trình bày rõ diễn biến của sự việc, sự kiện
- C. Khi thuyết minh các đặc điểm cụ thể, dễ thấy của đối tượng.
- D. Khi thuyết minh các đặc điểm trừu tượng, không dễ thấy của đối tượng
Câu 10: Đoạn văn thuyết minh sau đây có sử dụng kết hợp biện pháp nghệ thuật nào?
Lan không chỉ đẹp về hoa mà còn đẹp về lá. Lan cành giao có lá hình trụ giống cây cành giao. Lan chân rết có lá ngắn, nhọn, dẹt, xếp thành hai dãy đều đặn như chân rết. Có thứ gốc lá phồng lên thành củ gọi là lan quả quả táo. Lan gấm thì mặt lá mượt như nhung, lại điểm thêm những vân vàng óng như kim tuyến.
- A. So sánh
- B. Nhân hoá
C. So sánh và liệt kê
- D. Nhân hoá và kiệt kê
Câu 11: Đoạn văn sau đây sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với biện pháp nghệ thuật nào:
Chùa Bút Tháp có kiến trúc hoà nhập với môi trường thiên nhiên bao quanh. Người xưa đã biết kết hợp cảnh của cả vùng để tạo nên sự hoà nhập đó. Với cảnh quan hiện có, chúng ta thấy bên trái chùa có dòng sông Đuống, trước cửa chùa là đồng ruộng mênh mông, xa xa ở phía trái và phía phải chùa có núi Tam Đảo, núi Phật Tích bao bọc.
- A. So sánh
- B. Nói quá
C. Không có biện pháp nghệ thuật nào
- D. Điệp ngữ
Câu 12: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
Đi khắp Việt Nam, nơi đâu ta cũng gặp những cây chuối thân mềm vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng, tỏa ra vòm lá xanh mướt che rợp từ vườn tược đến núi rừng. Hầu như ở nông thôn, nhà nào cũng trồng chuối. Cây chuối rất ưa nước nên người ra thường trồng bên ao hồ để nhanh tươi tốt, còn bên những khe suối hay thung lũng, chuối mọc thành rừng bạt ngàn vô tận. Chuối phát triển rất nhanh, chuối mẹ đẻ chuối con, chuối con đẻ chuối cháu, cứ phải gọi là “con đàn cháu lũ”.
Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn văn trên để thuyết minh về cây chuối?
- A. Nhân hóa và so sánh
B. Liệt kê và nhân hóa
- C. Nói quá và hoán dụ
- D. Liệt kê và so sánh
Xem toàn bộ: Soạn giản lược bài luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận