Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 9 bài: Người kể chuyện trong văn bản tự sự

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 9 bài: Người kể chuyện trong văn bản tự sự. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Thế nào là ngôi kể trong văn tự sự?

  • A. Chính là vị trí giao tiếp, vị trí trò chuyện mà người kể chuyện sử dụng để kể chuyện
  • B. Là lời kể chuyện của nhân vật phụ
  • C. Là lời đối thoại của nhân vật
  • D. Là lời của nhân vật chính

Câu 2: Có mấy loại ngôi kể

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 3: Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự?

  •    A. Giới thiệu nhân vật và tình huống, tả người và tả cảnh vật, đưa ra các nhận xét, đánh giá về những điều được kể
  •    B. Người kể chuyện dẫn dắt người đọc tới bất ngờ và cao trào của chuyện
  •    C. Người kể chuyện đôi khi đóng vai trò là nhân vật, thể hiện tư tưởng của tác phẩm
  •    D. Cả A và C đều đúng

Câu 4: Trong văn tự sự, hình thức kể chuyện theo ngôi thứ ba, có nghĩa là?

  •    A. Người kể giấu mình, có mặt khắp nơi trong văn bản, người kể này biết hết mọi việc, mọi hành động, tâm tưu, tình cảm của các nhân vật
  •    B. Người kể xưng tôi kể chuyện chân thành tạo ra tính chân thật cho câu chuyện
  •    C. Cả A và B đều sai
  •    D. Cả A và B đều đúng

Câu 5: Ai là người kể chuyện trong đoạn văn sau?

Hai ông con theo cấp bậc bước xuống đồi, đến mặt đường nhìn lên không thấy người con trai đứng đấy nữa. Anh ta đã vào nhà trong. Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to. Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái thấy mình rực rỡ theo. Hai người lững thững đi về phía chiếc xe đỗ, im lặng rất lâu. Bỗng bác già nhìn đồng hồ và nói một mình: Thanh niên bây giờ lạ thật! Các anh chị cứ như con bướm. Mà đã mười một giờ, đến giờ “ốp” đâu? Tại sao anh ta không tiễn mình đến tận xe nhỉ?

  •    A. Bác lái xe
  •    B. Cô gái
  •    C. Tác giả
  •    D. Ông họa sĩ

Câu 6: Đoạn trích trên dùng ngôi kể thứ mấy để kể chuyện?

  • A. Ngôi kể thứ nhất
  • B. Ngôi kể thứ hai
  • C. Ngôi kể thứ ba
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 7: Tác dụng của ngôi kể trong đoạn trích trên?

  •   A. Nêu sự việc, diễn biến một cách khách quan
  •    B. Nêu sự việc diễn biến một cách chủ quan
  •    C. Cả A và B
  •    D. Cả A và B đều sai

Câu 8: Đoạn văn sau được kể theo ngôi thứ mấy?

Vũ Thị Thiết người con gái quê ở Nam Xương, tính tình đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không phải để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa. Cuộc sum họp chưa được bao lâu thì xảy ra việc triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiêm. Trương tuy con nhà hào phú nhưng không có học nên tên phải ghi trong sổ đi lính đi vào loại đầu.

  •    A. Ngôi thứ nhất
  •    B. Ngôi thứ hai
  •    C. Ngôi thứ ba
  •    D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 8: Tác dụng của ngôi kể thứ nhất trong truyện là gì?

  • A. Giúp câu chuyện trở nên chân thực hơn, giàu sự tin tưởng hơn
  • B. Giúp nhân vật bộc lộ được tâm trạng, tình cảm dễ dàng hơn
  • C. Giúp người đọc hiểu rõ về nhân vật hơn
  • D. Giúp tác giả đạt được dụng ý nghệ thuật của mình

 Câu 9: Ngôi kể thứ 3 có tác dụng gì trong văn tự sự?

  • A. Thuât sự việc khách quan hơn
  • B. Thuật sự việc chủ quan hơn
  • C. Thuật sự việc cụ thể, rõ ràng với từng nhân vật hơn
  • D. Thuật sự việc dễ dàng hơn

Câu 10: Truyện Thạch Sanh sử dụng ngôi kể thứ mấy?

  • A. Ngôi kể thứ nhất
  • B. Ngôi kể thứ hai
  • C. Ngôi kể thứ ba
  • D. Ngôi kể chưa xác định được

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác