Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, ở Huế đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
- A. Vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương
B. Cuộc phản công ở kinh thành Huế của phe chủ chiến
- C. Thực dân Pháp tấn công kinh thành Huế
- D. Ưng Lịch lên ngôi vua, lấy hiệu là Hàm Nghi
Câu 2: Đâu không phải luận điểm chứng minh khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896) là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?
- A. Địa bàn hoạt động rộng lớn nhất.
- B. Trình độ tổ chức tiến bộ nhất.
C. Lãnh đạo tiên tiến nhất.
- D. Thời gian diễn ra dài nhất.
Câu 3: Đâu không phải là lý do khiến Nam Kì lại vắng bóng các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương?
- A. Tính cố kết cộng đồng ở Nam Kì không cao như những khu vực còn lại.
B. Do nhân dân Nam Kì không có tinh thần đấu tranh.
- C. Do nhân dân Nam Kì không chịu ảnh hưởng nặng của tư tưởng trung quân ái quốc.
- D. Do người Pháp đã bình định được Nam Kì từ rất sớm.
Câu 4: Sự thất bại của phong trào Cần vương (1885 - 1896) đã chứng tỏ
- A. văn thân, sĩ phu xác định không đúng nhiệm vụ đấu tranh.
- B. văn thân, sĩ phu xác định không đúng đối tượng đấu tranh.
- C. thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược.
D. chế độ phong kiến đã lỗi thời, không đưa đất nước thoát khỏi lệ thuộc.
Câu 5: Đâu là nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến thất bại của phong trào Cần vương?
- A. Triều đình đã đầu hàng thực dân Pháp.
- B. Thực dân Pháp mạnh và đã củng cố được nền thống trị ở Việt Nam.
- C. Do nhân dân không ủng hộ triều đình kháng chiến.
D. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và sự chỉ huy thống nhất.
Câu 6: Phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX mang bản chất là phong trào yêu nước
A. đứng trên lập trường phong kiến.
- B. theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
- C. theo khuynh hướng vô sản.
- D. của các tầng lớp nông dân.
Câu 7: Những hoạt động của phái chủ chiến trong triều đình Huế nhằm mục tiêu gì?
- A. Đưa Ưng Lịch lên ngôi vua.
- B. Đưa Tôn Thất Thuyết lên ngôi.
C. Giành lại chủ quyền từ tay Pháp khi có điều kiện.
- D. Thiết lập một triều đại mới tiến bộ.
Câu 8: Mục đích chính của Tôn Thất Thuyết khi thay vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương là gì?
A. Kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
- B. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp.
- C. Khẳng định nền độc lập của Việt Nam.
- D. Tố cáo tính bất hợp pháp của triều đình Đồng Khánh.
Câu 9: Sau thất bại của cuộc phản công ở kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết đã có chủ trương gì?
- A. Bổ sung lực lượng quân sự.
- B. Tiếp tục xây dựng hệ thống sơn phòng.
- C. Đưa vua Hàm Nghi đến sơn phòng Âu Sơn (Hà Tĩnh).
D. Đưa vua Hàm Nghi ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị) tiếp tục đấu tranh.
Câu 10: Đêm mồng 4 rạng sáng 5/7/1885, ở Huế đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
A. Cuộc phản công ở kinh thành Huế của phe chủ chiến.
- B. Vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương.
- C. Thực dân Pháp tấn công kinh thành Huế.
- D. Ưng Lịch lên ngôi vua, lấy hiệu là Hàm Nghi.
Câu 11: Thực dân Pháp hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam sau khi
- A. đánh chiếm kinh thành Huế.
B. Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt được kí kết.
- C. chiếm thành Hà Nội lần thứ hai.
- D. đánh chiếm Đà Nẵng.
Câu 12: Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp gặp phải sự phản kháng quyết liệt của lực lượng nào?
A. Một số quan lại yêu nước và nhân dân ở các địa phương cả nước.
- B. Toàn thể quan lại và nhân dân yêu nước ở Trung Kì.
- C. Một số văn thân, sĩ phu yêu nước trong triều đình Huế.
- D. Toàn bộ quan lại trong triều đình.
Câu 13: Phong trào Cần vương được chia thành mấy giai đoạn?
- A. Một.
- B. Ba.
- C. Bốn.
D. Hai.
Câu 14: Nội dung cơ bản của Chiếu Cần vương là gì?
- A. Yêu cầu toàn bộ triều đình phải chống giặc Pháp.
- B. Kêu gọi văn thân, sĩ phu đứng lên kháng chiến.
C. Kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
- D. Yêu cầu toàn bộ hoàng tộc chống Pháp, khôi phục quyền lực họ Nguyễn.
Câu 15: Lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa trong trong trào Cần Vương là
A. văn thân sĩ phu yêu nước.
- B. địa chủ các địa phương.
- C. những võ quan triều đình.
- D. nông dân.
Câu 16: Cuối năm 1888, ai đã phản bội vua Hàm Nghi khiến vua rơi vào tay Pháp?
- A. Tôn Thất Thuyết.
- B. Nguyễn Quang Ngọc.
- C. Nguyễn Duy Cung.
D. Trương Quang Ngọc.
Câu 17: Căn cứ Ba Đình thuộc tỉnh nào?
- A. Hưng Yên.
B. Thanh Hóa.
- C. Nghệ An.
- D. Hà Nội.
Câu 18: Chỉ huy cuộc khởi nghĩa Ba Đình là ai?
A. Phạm Bành và Đinh Công Tráng.
- B. Phan Đình Phùng và Cao Thắng.
- C. Phạm Bành và Nguyễn Thiện Thuật.
- D. Đinh Công Tráng và Phan Đình Phùng.
Câu 19: Căn cứ Bãi Sậy thuộc địa phận tỉnh nào?
- A. Bắc Giang.
- B. Thanh Hóa.
C. Hưng Yên.
- D. Nghệ An.
Câu 20: Lãnh đạo của khởi nghĩa Hương Khê là
- A. Hoàng Hoa Thám và Phan Đình Phùng.
- B. Phan Đình Phùng và Đinh Công Tráng.
C. Phan Đình Phùng và Cao Thắng.
- D. Nguyễn Thiện Thuật và Đinh Công Tráng
Câu 21: Lực lượng nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa Hương Khê được phân bố trên địa bàn bốn tỉnh
- A. Thanh Hóa, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Nghệ An.
B. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- C. Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.
- D. Hưng Yên, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị.
Câu 22: Căn cứ chính của nghĩa quân Hương Khê ở
- A. Ba Đình.
B. Ngàn Trươi.
- C. Tân Sở.
- D. Bãi Sậy.
Câu 23: Giai đoạn 1885 - 1888, khởi nghĩa Hương Khê làm nhiệm vụ gì?
- A. Tấn công các toán lính Pháp trên đường hành quân.
- B. Tập trung lực lượng đánh thực dân Pháp.
- C. Xây dựng hệ thống chiến lũy để chiến đấu.
D. Chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu.
Câu 24: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương là khởi nghĩa
- A. Cuộc phản công của phái chủ chiến ở kinh thành Huế (tháng 7/1885).
B. Hương Khê (1885 - 1895).
- C. Bãi Sậy (1883 - 1892).
- D. Ba Đình (1886 - 1887).
Câu 25: Tại sao cuộc phản công của phái chủ chiến diễn ra quyết liệt nhưng thất bại ?
- A. Mặc dù chủ động tấn công nhưng phái chủ chiến chưa chuẩn bị kĩ.
- B. Pháp được sự ủng hộ của triều đình Huế.
C. Chưa chuẩn bị chu đáo, hơn nữa Pháp khi đó còn rất mạnh.
- D. Pháp có vũ khí, quân lính mạnh, ưu thế hơn hẳn.
Bình luận