Tắt QC

Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 15: Cách mạng tháng Mười Nga và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921) (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 bài 15: Cách mạng tháng Mười Nga và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921) (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Điểm giống nhau của Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười ở Nga là gì?

  • A. Giành được chính quyền về tay nhân dân lao động.
  • B. Cách mạng do Đảng Bôn-sê-vich và Lê-nin lãnh đạo.
  • C. Lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa.
  • D. Đưa nước Nga phát triển lên con đường xã hội chủ nghĩa.

Câu 2: Cách mạng tháng Mười Nga thay đổi cục diện chính trị thế giới như thế nào?

  • A. Nhân dân lao động Nga lần đầu tiên được làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.
  • B. Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • C. Chế độ xã hội chủ nghĩa ra đời, làm cho hệ thống tư bản chủ nghĩa không còn là duy nhất.
  • D. Tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức vô sản quốc tế.

Câu 3: Cách mạng tháng Mười Nga cho thấy nguyên nhân tất yếu dẫn đến sự thắng lợi của tất cả các cuộc cách mạng vô sản là

  • A. sự lãnh đạo của chính đảng cộng sản.
  • B. xây dựng khối liên minh công - nông.
  • C. kết hợp giành và giữ chính quyền.
  • D. truyền thống đoàn kết của dân tộc.

Câu 4: Cách mạng tháng Mười Nga có ảnh hưởng như thế nào đến con đường hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc?

  • A. Đoàn kết cách mạng Việt Nam với phong trào vô sản quốc tế.
  • B. Để lại bài học kinh nghiệm quý báu về việc xây dựng khối liên minh công nông.
  • C. Tìm thấy con đường giải phóng dân tộc mới là cách mạng vô sản.
  • D. Xác định nhiệm vụ cho cách mạng Việt Nam đó là dân tộc và dân chủ.

Câu 5: Hậu quả nghiêm trọng nhất mà nước Nga phải gánh chịu do chiến tranh đế quốc năm 1914 để lại là gì?

  • A. Liên tiếp thua trận, xã hội không ổn định.
  • B. Nền kinh tế rơi vào suy sụp, khủng hoảng.
  • C. Quân đội thiếu vũ khí.
  • D. Kinh tế suy sụp, mâu thuẫn xã hội gay gắt.

Câu 6: "Phải lật đổ chính phủ Nga hoàng để tổ chức nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Nga, thực hiện ngày làm 8 giờ và trao toàn bộ ruộng đất cho nông dân" là lời kêu gọi của

  • A. Quốc tế thứ hai.
  • B. Đảng Công nhân Xã hội dân chủ Nga.
  • C. Quốc tế thứ nhất.
  • D. Ban chấp hành Đảng bộ Pê-tơ-rô-grát.

Câu 7: Cách mạng tháng Hai năm 1917 đã giải quyết được nhiệm vụ chính là

  • A. giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
  • B. lật đổ chế độ Nga hoàng.
  • C. đánh bại chế độ Nga hoàng và giai cấp tư sản.
  • D. đưa nước Nga thoát khỏi cuộc chiến tranh đế quốc.

Câu 8: Sau Cách mạng tháng Hai, hai chính quyền song song tồn tại ở Nga là

  • A. chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các Xô viết của giai cấp vô sản.
  • B. chính phủ Dân chủ tư sản và chính phủ Dân chủ vô sản.
  • C. chính phủ Lập hiến của giai cấp tư sản và chính phủ chuyên chế của Nga hoàng.
  • D. chính phủ Cộng hòa của giai cấp tư sản và chính phủ công nông của giai cấp vô sản.

Câu 9: Sau Cách mạng tháng Hai năm 1917, các Xô viết được thành lập là đại biểu của

  • A. công nhân, nông dân.
  • B. công nhân, binh lính.
  • C. công nhân, nông dân, binh lính.
  • D. nông dân, binh lính.

Câu 10: Cách mạng tháng Hai 1917 ở Nga là một cuộc cách mạng

  • A. dân chủ tư sản.
  • B. giải phóng dân tộc.
  • C. dân tộc, dân chủ nhân dân.
  • D. dân chủ tư sản kiểu mới.

Câu 11: Để chuyển toàn bộ chính quyền về tay Xô viết, trong 8 tháng đầu (từ tháng 2 đến tháng 9) Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích chủ trương đấu tranh bằng phương pháp

  • A. hòa bình.
  • B. vũ trang.
  • C. bạo lực.
  • D. chính trị kết hợp vũ trang.

Câu 12: Ngày 7/10/1917 diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Nga?

  • A. Lê-nin thông qua Luận cương tháng Mười.
  • B. Quân khởi nghĩa tấn công vào cung điện Mùa Đông.
  • C. Lê-nin bí mật từ Phần Lan về Pê-tơ-rô-grát, trực tiếp chỉ đạo cách mạng.
  • D. Lê-nin bí mật từ Pê-rơ-rô-grát về Mát-xcơ-va, trực tiếp chỉ đạo cách mạng.

Câu 13: Đêm 24/10/1917, Lê-nin trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa ở đâu?

  • A. Cung điện Mùa Đông.
  • B. Thành phố Pê-tơ-rô-grát.
  • C. Điện Xmô-nưi.
  • D. Điện Crem-li.

Câu 14: Sau thắng lợi ở Pê-tơ-rô-grát, khởi nghĩa tiếp tục giành thắng lợi ở

  • A. Toàn nước Nga.
  • B. Mát-xcơ-va.
  • C. Xta-lin-grát.
  • D. Điện Xmô-nưi.

Câu 15: Đêm 24/10/1917 quân khởi nghĩa đã đánh chiếm ở đâu?

  • A. Đánh chiếm Cung điện Mùa Đông.
  • B. Bao vây Pê-tơ-rô-grát.
  • C. Chiếm được Pê-tơ-rô-grát, bao vây Cung điện Mùa Đông.
  • D. Bao vây Cung điện Mùa Đông.

Câu 16: Kết quả lớn nhất của cuộc tấn công vào Cung điện Mùa Đông đêm 25/10/1917 là gì?

  • A. Cung điện Mùa Đông bị quân khởi nghĩa chiếm.
  • B. Toàn bộ chính phủ lâm thời tư sản bị bắt.
  • C. Quân khởi nghĩa chiếm toàn bộ Pê-tơ-rô-grát.
  • D. Các thứ trưởng của Chính phủ lâm thời bị bắt.

Câu 17: Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười, nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền Xô viết là gì?

  • A. Đập tan bộ máy Nhà nước cũ, xây dựng bộ máy Nhà nước mới.
  • B. Đập tan chính phủ Lâm thời của giai cấp tư sản.
  • C. Tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
  • D. Đấu tranh chống thù trong giặc ngoài để bảo vệ chính quyền Xô viết.

Câu 18: Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai thông qua sắc lệnh

  • A. hòa bình.
  • B. xóa bỏ những đẳng cấp trong xã hội.
  • C. hòa bình và sắc lệnh ruộng đất.
  • D. ruộng đất.

Câu 19: Để rút khỏi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nga đã kí Hòa ước Bơ-ret-li-tốp (3/1918) với nước 

  • A. Pháp.
  • B. Đức.
  • C. Mĩ.
  • D. Anh.

Câu 20: Khó khăn lớn nhất của nước Nga Xô viết từ năm 1918 đến năm 1920 là gì?

  • A. 14 nước đế quốc cấu kết với nội phản mở cuộc tấn công vũ trang vào nước Nga.
  • B. Bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy chống chính quyền cách mạng.
  • C. Chính quyền Xô viết mới thành lập còn quá non trẻ.
  • D. Nền kinh tế bị kiệt quệ do chiến tranh tàn phá.

Câu 21: Sau cuộc cách mạng 1905 - 1907 nước Nga tồn tại theo chế độ

  • A. quân chủ lập hiến.
  • B. cộng hòa.
  • C. quân chủ chuyên chế.
  • D. dân chủ.

Câu 22: Cách mạng tháng Hai ở Nga đã lật đổ được

  • A. chế độ Nga hoàng Ni-co-lai II, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế ở nga.
  • B. chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Nga phát triển.
  • C. chính quyền của giai cấp tư sản, giành chính quyền cho giai cấp vô sản.
  • D. chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản, xây dựng giai cấp công nhân.   

Câu 23: Khi tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất, tình hình nước Nga như thế nào?

  • A. Duy trì chế độ tư bản chủ nghĩa, kìm hãm sự phát triển kinh tế.
  • B. Suy yếu và khủng hoảng trầm trọng toàn diện.
  • C. Có tiềm lực mạnh về quân sự và kinh tế.
  • D. Phát triển mạnh mẽ theo con đường tư bản chủ nghĩa.

Câu 24: Đâu không phải lí do khiến nước Nga phải tiến hành liên tiếp hai cuộc cách mạng?

  • A. Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản tiếp tục tham gia chiến tranh.
  • B. Chính quyền chưa nằm trong tay nhân dân lao động.
  • C. Chế độ Nga hoàng ở Nga chưa được lật đổ.
  • D. Sau cách mạng tháng Hai, tồn tại song song hai chính quyền.

Câu 25: Sự kiện nào mở đầu Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga?

  • A. Quân khởi nghĩa tấn công vào cung điện Mùa Đông.
  • B. Nga hoàng Ni-cô-lai II tuyên bố thoái vị.
  • C. Chín vạn nữ công nhân Pê-tơ-rô-grat biểu tình.
  • D. Thành lập chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác