Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 10 kết nối tri thức bài 4 Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 10 kết nối tri thức bài 4 Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Các ngành công nghiệp văn hóa có vai trò như thế nào đối với Sử học?

  • A. Tri thức, giá trị về lịch sử, văn hóa, hình ảnh đất nước, con người được quảng bá.
  • B. Giá trị và truyền thống lịch sử-văn hóa được củng cố, truyền lại cho thế hệ sau.
  • C. Đóng góp một phần kinh phí để đầu tư cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị của các công trình lịch sử- văn hóa.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 2:Kết quả nghiên cứu của Sử học sẽ là

  • A. Cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị
  • B. Bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản
  • C. Cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh đời sống hiện tại.
  • D. Bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh đời sống hiện tại.

Câu 3:Sử học có vai trò với ngành công nghiệp văn hóa như thế nào? 

  • A. Sử học cung cấp tri thức, ý tưởng sáng tạo cho các ngành công nghiệp văn hóa.
  • B. Sử học giúp phục dựng lại di sản văn hóa.
  • C. Sử học cung cấp những tư liệu khảo cổ học để phục dựng các công trình kiến trúc.
  • D.  Sử học cung cấp những thành tựu nghiên cứu về lịch sử- văn hóa cho ngành công nghiệp văn hóa.

Câu 4: Vai trò của sử học trong sự phát triển công nghiệp văn hoá là gì?

  • A. Cung cấp tri thức, ý tưởng, cảm hứng sáng tạo cho công nghiệp văn hoá
  • B. Cung cấp nguồn nhân lực cho công nghiệp văn hoá.
  • C. Cung cấp nguồn tài chính cho công nghiệp văn hoá
  • D. Cung cấp nguồn đề tài cho công nghiệp văn hoá.

Câu 5:Nhiệm vụ nào sau đây là nhiệm vụ thường xuyên và và quan trọng hàng đầu trong công tác quản lí di sản của mỗi quốc gia?

  • A. Bảo quản, tu bổ
  • B. Bảo vệ, bảo quản
  • C. Tu bổ, phục hồi
  • D. Bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi.

Câu 6:  Vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học

  • A. Thông tin và phương pháp của Toán học để thống kê, phân tích, trình bày các thành tựu kinh tế - xã hội, tính toán, đo đạc một số công trình trong quá khứ.
  • B. Thông tin và phương pháp của Vật lí học để giám định sử liệu, trình bày các thành tựu về khoa học, kĩ thuật.
  • C. Tài liệu, phương pháp cuả ngành Địa lí - Địa chất, Cổ sinh học, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Y học,....để xác định tính chính xác của sự kiện, phân tích để đoán định niên đại của các di vật lịch sử.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 7: Trong bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, yêu cầu quan trọng nhất đặt ra là gì?

  • A. Phải phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội,
  • B. Phải đảm bảo giá trị thẩm mĩ của di sản.
  • C. Phải đảm bảo giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, vì sự phát triển bền vững.
  • D. Đáp ứng yêu cầu quảng bá hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam.

Câu 8:  Các loại hình di sản văn hoá (vật thể, phi vật thể, hỗn hợp,...) đều có vai trò là

  • A. di sản văn hoá đặc biệt.
  • B. di sản văn hoá quốc gia.
  • C. nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt.
  • D. di tích lịch sử quan trọng đặc biệt.

Câu 9: Vai trò của công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên là

  • A. Góp phần quan trọng nhất vào việc hạn chế cũng như khắc phục có hiệu quả những tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và của con người.
  • B. Di sản được tái tạo, giữ gìn và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
  • C. Góp phần phát triển đa dạng sinh học, làm tăng giá trị của khoa học di sản.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 10: Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá là hoạt động

  • A. tìm kiếm, lưu giữ và bảo vệ các giá trị di sản.
  • B. phát triển và lan toả các giá trị di sản.
  • C. lưu giữ, bảo vệ và lan toả các giá trị của di sản.
  • D. quy hoạch, lưu giữ và bảo vệ các di sản.

Câu 11: Di sản văn hoá là những sản phẩm tinh thần, vật chất, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, có giá trị

  • A. lịch sử, văn hoá, khoa học.
  • B. khoa học, kinh tế, chính trị.
  • C. kinh tế, giáo dục, văn hoá.
  • D. khoa học, kinh tế, văn hoá.

Câu 12: Nhiệm vụ nào sau đây là nhiệm vụ thường xuyên và và quan trọng hàng đầu trong công tác quản lí di sản của mỗi quốc gia?

  • A. Bảo quản, tu bổ
  • B. Bảo vệ, bảo quản
  • C. Tu bổ, phục hồi
  • D. Bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi.

Câu 13:Vai trò của sử học trong sự phát triển công nghiệp văn hoá là gì?

  • A. Cung cấp tri thức, ý tưởng, cảm hứng sáng tạo cho công nghiệp văn hoá
  • B. Cung cấp nguồn nhân lực cho công nghiệp văn hoá.
  • C. Cung cấp nguồn tài chính cho công nghiệp văn hoá
  • D. Cung cấp nguồn đề tài cho công nghiệp văn hoá.

Câu 14: Công nghiệp văn hóa là lĩnh vực gì? 

  • A.  Sản xuất và phân phối hàng hóa dựa trên sự khai thác và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể 
  • B. Khai thác, quảng cáo những sản phẩm lịch sử văn hóa. 
  • C. Quảng cáo, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể thông qua công nghệ.
  • D. Cả ba phương án trên đều đúng. 

Câu 15: Áp phích quảng cáo Phim truyền hình cho biết tri thức lịch sử được sử dụng vào lĩnh vực nào? 

  • A. Điện ảnh
  • B. Thiết kế 
  • C. Xuất bản 
  • D. Thời trang 

Câu 16: Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể có đóng góp gì? 

  • A. Giữ hiện vật nguyên vẹn và làm tăng giá trị của hiện vật.
  • B. Tái hiện lại những di sản lịch sử văn hóa 
  • C. Hạn chế, khắc phục những tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và con người. 
  • D. Tu bổ, phục dựng những di sản văn hóa bị xuống cấp. 

Câu 17: Ý nào không phù hợp về vai trò của công nghiệp văn hoá đối với sử học, cũng như việc quảng bá tri thức, truyền thống lịch sử - văn hoá?

  • A. Thông qua công nghiệp văn hoá, những giá trị về lịch sử - văn hoá truyền thống của dân tộc được quảng bá, lan toả dưới nhiều hình thức sinh động, hấp dẫn.
  • B. Công nghiệp văn hoá góp phần củng cố, bảo tồn và trao truyền cho thế hệ sau những giá trị và truyền thống lịch sử - văn hoá.
  • C. Công nghiệp văn hoá giúp cho những thành tựu nghiên cứu của sử học gắn liền với cuộc sống, phục vụ cuộc sống.
  • D. Công nghiệp văn hoá đóng góp nguồn lực vật chất lớn nhất để tái đầu tư nghiên cứu lịch sử cũng như bảo tồn và phát huy giá trị của các công trình lịch sử - văn hoá.

Câu 18: Hoạt động bảo tồn di sản đảm bảo những đặc điểm gì?

  • A. Đảm bảo tính nguyên trạng, “yếu tố gốc cấu thành di tích”, tính xác thực, tính toàn vẹn, giá trị nổi bật.
  • B. Đảm bảo tính nguyên trạng, giá trị nổi bật mà di tích lịch sử văn hóa vốn có.
  • C. Hiện vật, di tích cần được làm mới, tu bổ để hiện vật không bị mai một, xuống cấp.
  • D. đảm bảo di tích hiện vật còn nguyên vẹn, chưa được tu bổ.

Câu 19: Tại sao nghiên cứu lịch sử phải kết hợp kiến thức và phương pháp liên ngành?

  • A. Giúp cho quá trình nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử một cách toàn diện, sâu sắc, hiệu quả và khoa học về từng lĩnh vực của đời sống xã hội.
  • B. Nhà sử học mới có thể hiểu đúng và ngày càng đầy đủ hơn về quá khứ của loài người.
  • C. Sử học là ngành khoa học nghiên cứu về toàn bộ đời sống của loài người trong quá khứ, trên các lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học, giáo dục,...
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 20: Phương án nào là vai trò của Sử học đối với lĩnh vực Thủ công?

  • A. Cung cấp ý tưởng sáng tạo, nguồn đề tài, dữ liệu,... cho sự ra đời và thành công của một số tác phẩm kiến trúc.
  • B. Cung cấp cơ sở khoa học, ý tưởng sáng tạo,... cho các phần mềm và các trò chơi giải trí.
  • C. Cung cấp ý tưởng sáng tạo, lịch sử, văn hoá, nguồn đề tài, dữ liệu,... cho sự ra đời và thành công của ngành nghề thủ công mỹ nghệ.
  • D. Cung cấp ý tưởng sáng tạo, lịch sử, văn hoá, nguồn đề tài, dữ liệu cho sự phát triển của du lịch, văn hoá

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác