Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 10 kết nối tri thức bài 1 Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 10 kết nối tri thức bài 1 Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1:  Sử liệu là gì?

  • A. Tư liệu hiện vật.
  • B. Toàn bộ hình thức khác nhau của tư liệu lịch sử.
  • C. Sử liệu gốc.
  • D. Sử liệu 

Câu 2: Lịch sử là “quá trình tương tác không ngừng giữa nhà sử học và sự thật lịch sử, là cuộc đôi thoại không bao giờ dút giữa hiện tại và quá khứ" (Et-uôt Ha-ét Ca). Em hiểu về quan điểm này thế nào?

  • A. Phản ánh lịch sử là gì.
  • B. Phản ánh mối quan hệ giữa nhà sử học và hiện thực lịch sử.
  • C. Phản ánh mối quan hệ giữa quá khứ và hiện tại.
  • D. Để nhận thức được lịch sử cần có sự tương tác không ngừng giữa nhà sử học, giữa hiện tại với quá khứ.

Câu 3: Hiện thực lịch sử là gì?

  • A. Là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ.
  • B. Là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ của loài người.
  • C. Là những gì đã xảy ra trong quá khứ mà con người nhận thức được.
  • D. Là khoa học tìm hiểu về quá khứ.

Câu 4: Nhận thức lịch sử là gì?

  • A. Là những mô tả của con người về quá khứ đã qua.
  • B. Là những hiểu biết của con người về quá khứ, được tái hiện hoặc trình bày theo những cách khác nhau.
  • C. Là những công trình nghiên cứu lịch sử.
  • D. Là những lễ hội lịch sử — văn hoá được phục dựng.

Câu 5: Phân loại theo hình thức, sử liệu không bao gồm loại nào sau đây?

  • A. Sử liệu truyền miệng.
  • B. Sử liệu hiện vật.
  • C. Sử liệu chữ viết.
  • D. Sử liệu gốc.

Câu 6: Nhận thức lịch sử phụ thuộc vào

  • A. nhu cầu và năng lực của người tìm hiểu lịch sử.
  • B. điều kiện và phương pháp để tìm hiểu lịch sử.
  • C. mục dích, thái độ đạo đức và thế giới quan của người tìm hiểu lịch sử.
  • D. Tất cả các ý kiến trên.

Câu 7: Sử liệu được phân chia theo nhiều cách, gồm:

  • A. Căn cứ vào hình thức, đặc điểm.
  • B. Căn cứ vào niên đại, tính chất.
  • C. Căn cứ vào hình thức, tính chất.
  • D. Căn cứ vào đặc điểm, niên đại.

Câu 8:  Hai nhiệm vụ cơ bản của công tác chuẩn bị sử liệu:

  • A. Thống kê danh mục sử liệu, sưu tầm sử liệu.
  • B. Sưu tầm sử liệu, xử lí thông tin sử liệu.
  • C. Thống kê danh mục sử liệu, xử lí thông tin sử liệu.
  • D. Sưu tầm sử liệu đọc sử liệu.

Câu 9: Các nguyên tắc có ý nghĩa quan trọng đối với Sử học vì

  • A. những bài học kinh nghiệm do Sử học đúc kết được mới đáng tin cậy.
  • B. Giúp con người hiểu rõ về quá khứ, rút ra những quy luật, bài học cho cuộc sống.
  • C. Góp phần bảo vệ hòa bình, xây dựng xa hội văn minh.
  • D. Cả 3 phương án trên.

Câu 10: Ý nào dưới đây không phải là đối tượng nghiên cứu của Sử học?

  • A. Những hiện tượng tự nhiên đã xảy ra trong quá khứ.
  • B. Quá khứ của một cá nhân hoặc một nhóm, một cộng đồng người.
  • C. Quá khứ của một quốc gia hoặc của một khu vực trên thế giới.
  • D. Quá khứ của toàn thể nhân loại.

Câu 11: Phát biểu nào không đúng về phương pháp sử học?

  • A. Phương pháp logic giúp ta nhận thức được bản chất, quy luật hay khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng đó.
  • B. Phướng pháp liên ngành là sử dựng kĩ thuật nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác.
  • C. Phương pháp đồng đại là tìm hiểu mối liên hệ giữ các sự kiện diễn ra khác mốc thời gian.

Câu 12: Phát biểu nào không đúng về nguyên tắc cơ bản của Sử học?

  • A. Khách quan là nguyên tắc quan trọng nhất của Sử học.
  • B. Khách quan tái hiện hiện thực lịch sử dựa trên những thông tin đáng tin cây 
  • C. Nhân văn, tiến bộ Giúp con người hiểu rõ về quá khứ, rút ra những bài học hữu ích trong cuộc sống.
  • D. Nhân văn, tiến bộ không góp phần bảo vệ hòa bình, xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ. 

Câu 13: Phát biểu nào không đúng về Tư liệu gốc ?

  • A. Tư liệu gốc là tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên và trực tiếp về sự kiện lịch sử.
  • B. Xét về hình thức và nội dung phản ánh, tư liệu lịch sử gốc được chia làm 4 loại chính, là: tư liệu vật chất, tư liệu truyền miệng, tư liệu hình ảnh và tư liệu ghi âm, ghi hình.
  • C. Là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.
  • D. Có giá trị lịch sử xác thực nhất vì đây là loại tư liệu liên quan trực tiếp đến sự kiện, phản ảnh sự kiện ấy một cách tin cậy.

Câu 14: Tại sao giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử luôn có khoảng cách?

  • A. Con người không thể nhận thức và tái hiện hoàn toàn đầy đủ hiện thực lịch sử.
  • B. Mất quá nhiều thời gian để thực hiện.
  • C. Tốn nhiều vật chất tiền bạc, công sức.
  • D. Không ai muốn lại quá khứ đầy đau thương.

Câu 15: Phát biểu nào đúng về phương pháp lịch đại?

  • A. Là phương pháp nghiên cứu sự vật, hiện tượng theo các giai đoạn phát triển của nó.
  • B. Là phương pháp nghiên cứu mối liên liên hệ biện chứng bên trong của các sự vật, hiện tượng.
  • C. Là tìm hiểu mối liên hệ giữa các nhân vật, sự kiện lịch sử theo trình tự thời gian trước sau.
  • D. Vận dụng phương pháp kí thuật nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác.

Câu 16:  Một số phương pháp cơ bản trong nghiên cứu lịch sử là gì?

  • A. Phương pháp lịch sử, phương pháp lô-gích.
  • B. Phương pháp lịch đại và phương pháp đồng đại.
  • C. Phương pháp liên ngành và phương pháp lịch sử.
  • D. Gồm các phương pháp lịch sử lô-gích, lịch đại, đồng đại, liên ngành.

Câu 17: Đâu là câu trả lời chính xác nhất về phương pháp lịch sử?

  • A. là phương pháp nghiên cứu sự vật, hiện tượng theo các giái đoạn phát triển của nó.
  • B. là phương pháp nghiên cứu mối liên hệ biện chứng bên trong của các sự vạt , hiện tượng.
  • C. là tìm hiểu mối liên hệ giữa nhận vật, sự kieenh lịch sử theo trình tự thời gian trước sau.
  • D. vận dụng phương pháp kĩ thuật nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác.

Câu 18: Cầu Hiền Lương bắc qua sông bên Hải là tư liệu gì?

  • A. Tư liệu thành văn.
  • B. Tư liệu truyền miệng.
  • C. Tư liệu hiện vật.
  • D. Tư liệu kĩ thuật đa phương tiện.

Câu 19: G.M. Cla-đen-ni-ớt — nhà sử học người Đức thế kỉ XVIII cho rằng: "Đỏi hỏi người việt sử phải tự đặt mình vào vị thẾ của người không tôn giáo, không tổ quốc, không gia đình, ... thì đó là một sai lầm lớn, vì họ đang đòi hỏi những điêu không thể”. Quan điểm này nên được hiểu thế nào cho đúng?

  • A. Cần đảm bảo tinh khách quan, trung thực tuyệt đối trong nghiên cứu lịch sử.
  • B. Tính khách quan, trung thực trong nghiên cứu lịch sử có ý nghĩa tương đối.
  • C. Đòi hỏi khách quan, trung thực trong nghiên cứu lịch sử là điều không thể.
  • D. Nhà sử học đều phải có gia đình, tổ quốc, tôn giáo của mình.

Câu 20: Các viên quan chép sử trong câu chuyện Thôi Trữ giết vua sẵn sàng đón nhận cái chết để bảo vệ nguyên tắc nào khi phản ánh lịch sử?

  • A. Khách quan.
  • B. Trung thực.
  • C. Khách quan, trung thực.
  • D. Nhân văn, tiến bộ.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác