Trắc nghiệm GDCD 10 học kì I (P4)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 học kì I (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Anh C đi xe máy va vào người đi đường khiến họ bị đổ xe và ngã ra đường. trong trường hợp này, anh C cần lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức?
- A. Lờ đi coi như không biết
- B. Quay clip tung lên mạng xã hội
- C. Cãi nhau với người bị đổ xe
D. Xin lỗi, giúp đỡ và đền bù thiệt hại cho họ
Câu 2: Do ghen ghét V được nhiều bạn quý mến, A đã bịa đặt, nói xấu trên Facebook. Việc làm này là trái với
A. Giá trị đạo đức
- B. Giá trị nhân văn
- C. Lối sống cá nhân
- D. Sở thích cá nhân
Câu 3: B thường quay cóp bài trong giờ kiểm tra là hành vi trái với chuẩn mực
A. Đạo đức
- B. Văn hóa
- C. Truyền thống
- D. Tín ngưỡng
Câu 4: B thường hay tung tin, nói xấu bạn bè trên Facebook là hành vi trái với chuẩn mực về
A. Đạo đức
- B. Văn hóa
- C. Truyền thống
- D. Tín ngưỡng
Câu 5: B rất lười học và thường gian lận trong giờ kiểm tra. Nếu là bạn của B, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức để giúp bạn?
- A. Đánh cho bạn B một trận
- B. Quay clip việc làm của B
- C. Nói chuyện của B cho các bạn khác
D. Khuyên nhủ và giúp đỡ B trong học tập
Câu 6: B thường hay tung tin nói xấu bạn bè trên Facebook. Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức?
- A. Không phải việc của mình nên lờ đi
- B. Rủ các bạn khác nói xấu lại B trên Facebook.
- C. Lôi kéo các bạn bị nói xấu đánh B
D. Báo cho cô giáo chủ nhiệm biết để giải quyết.
Câu 7: Anh C đánh đập, ngược đãi mẹ vì bà đã già và không tự kiếm tiền để nuôi bản thân. Hành vi của anh C không phù hợp với chuẩn mực đạo đức
A. Gia đình
- B. Tập thể
- C. Cơ quan
- D. Trường học
Câu 8: Câu nào sau đây không phản ánh đúng mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng:
- A. Lượng biến đổi dẫn đến chất biến đổi
- B. Chất quy định lượng
- C. Chất và lượng luôn có sự tác động lẫn nhau
D. Cả chất và lượng cùng biến đổi nhanh chóng.
Câu 9: Nếu dùng các khái niệm “trung bình”, “khá”, “giỏi” … để chỉ chất của quá trình học tập của học sinh thì lượng của nó là gì?
- A. Điểm số kiểm tra hàng ngày
- B. Điểm kiểm tra cuối các học kỳ
- C. Điểm tổng kết cuối các học kỳ
D. Khối khối lượng kiến thức, mức độ thuần thục về kỹ năng mà học sinh đã tích luỹ, rèn luyện được.
Câu 10: Câu nói nào sau đây không nói về lượng và chất ?
- A. Dốt đến đâu học lâu cũng biết.
- B. Góp gió thành bão.
- C. Năng nhặt chặt bị
D. Chị ngã em nâng.
Câu 11: Câu nào trong các câu tục ngữ sau đây nói về lượng và chất:
A. Dốt đến đâu học lâu cũng biết.
- B. Học một biết mười.
- C. Lá lành đùm lá rách.
- D. Môi hở răng lạnh.
Câu 12: Sự biến hoá nào sau đây được coi là sự phát triển?
A. Sự biến hoá của sinh vật từ đơn bào đến đa bào
- B. sự thoái hoá của một loài động vật
- C. Sự thụt lùi của nền kinh tế.
- D. Sự suy thoái của một chế độ xã hội.
Câu 13: Sự dao động của con lắc” thuộc hình thức vận động cơ bản nào của thế giới vật chất?
A. Vận động cơ học
- B. Vận động xã hội
- C. Vận động sinh học
- D. Vận động đều
Câu 14: Câu nào thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi?
A. Chín quá hoá nẫu
- B. Có công mài sắt có ngày nên kim
- C. Đánh bùn sang ao
- D. Kiến tha lâu đầy tổ
Câu 15: Đối với mỗi quốc gia, lượng là..............., diện tích lãnh thổ của nước ấy
- A. tài sản
- B. sản phẩm
C. dân số
- D. thu nhập người dân
Câu 16: Đối với mỗi phân tử nước, .............. là số nguyên tử tạo thành nó, tức 2 nguyên tử hidrô và 1 nguyên tử ôxi
- A. Chất
B. lượng
- C. chất mới
- D. Độ
Câu 17: Hành động nào sau đây không trái với quy luật của sự phát triển?
A. Kiên trì, nhẫn nại.
- B. Nôn nóng, nữa vời.
- C. Đốt cháy giai đoạn.
- D. Thiếu kiên nhẫn.
Câu 18: Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng?
A. Cái mới sẽ bị cái mới hơn phủ định
- B. Cái mới sẽ không bao giờ bị xóa bỏ
- C. Cái mới không tồn tại được lâu
- D. Cái mới không ra đời từ trong lòng cái cũ.
Câu 19: Câu nào dưới đây không đúng ki nói về triển vọng của cái mới?
- A. Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời
- B. Song có khúc người có lúc
C. Ăn chắc, mặc bền
- D. Sai một li đi một dặm
Câu 19: Xã hội loài người từ khi xuất hiện đến nay đã tuần tự phát triển từ thấp đến cao tuân theo quy luật
A. Phát triển
- B. Vận động
- C. Nhận thức
- D. Khách quan
Câu 20: Sự vật, hiện tượng sẽ không có sự phát triển nếu
A. Cái cũ không mất đi
- B. Cái tiến bộ không xuất hiện.
- C. Cái cũ không bị đào thải
- D. Cái tiến bộ không được đồng hóa
Câu 21: Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói về sự phát triển
- A. Máy bay cất cánh
- B. Nước bay hơi
- C. Muối tan trong nước
D. Cây ra hoa kết quả.
Câu 22: Con đường phát triển của sự vật, hiện tượng diễn ra theo
- A. Đường cong
B. Đường xoáy trôn lốc
- C. Đường thẳng
- D. Đường gấp khúc
Câu 23: Cái mới ra đời, kế thừa và thay thế cái cũ nhưng ở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn là thể hiện khuynh hướng nào dưới đây của sự vật và hiện tượng?
A. Phát triển
- B. Thụt lùi
- C. Tuần hoàn
- D. Ngắt quãng
Câu 24: Câu viết của Lênin “Cho rằng lịch sử thế giới phát triển đều đặn không va vấp, không đôi khi nhảy lùi những bước rất lớn là không biện chứng, không khoa học, không đúng về mặt lí luận”, là thể hiện điều gì dưới đây của sự vật, hiện tượng?
A. Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng
- B. Cách thức phát triển của sự vật, hiện tượng
- C. Nguồn gốc phát triển của sự vật, hiện tượng
- D. Chu kì phát triển của sự vật, hiện tượng.
Câu 25: Các nhà khoa học tìm ra vắc – xin phòng bệnh và đưa vào sản xuất. điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn
A. Cơ sở của nhận thức
- B. Mục đích của nhận thức
- C. Động lực của nhận thức
- D. Tiêu chuẩn của chân lí
Câu 26: Con người quan sát mặt trời, từ đó chế tạo các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?
- A. Mục đích của nhận thức
- B. Động lực của nhận thức
C. Cơ sở của nhận thức
- D. Tiêu chuẩn của chân lí
Câu 27: Con người thám hiểm vòng quanh trái Đất và chụp ảnh trái đất từ vệ tinh. Điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?
- A. Tiêu chuẩn của chân lí
- B. Động lực của nhận thức
C. Cơ sở của nhận thức
- D. Mục đích của nhận thức
Câu 28: Những tri thức về Toán học đều bắt nguồn từ
A. Thực tiễn
- B. Kinh nghiệm
- C. Thói quen
- D. Hành vi
Câu 29: Tri thức của con người có thể đúng đắn hoặc sai lầm, do đó cần phải đem những tri thức đó kiểm nghiệm qua
A. Thực tiễn
- B. Thói quen
- C. Hành vi
- D. Tình cảm
Câu 30: Việc làm nào dưới đây không phải là vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức?
- A. Làm kế hoạch nhỏ
- B. Làm từ thiện
C. Học tài liệu sách giáo khoa
- D. Tham quan du lịch
Câu 31: Chỉ có đem những tri thức mà con người thu nhận được kiểm nghiệm qua thực tế mới đánh giá được tính đúng đắn hay sai lầm của chúng. Điều này thể hiện, thực tiễn là
- A. Cơ sở của nhận thức
- B. Mục đích của nhận thức
- C. Động lực của nhận thức
D. Tiêu chuẩn của chân lí
Câu 32: Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi được vận dụng vào thực tiễn. điều này thể hiện, thực tiễn là
- A. Cơ sở của nhận thức
B. Mục đích của nhận thức
- C. Động lực của nhận thức
- D. Tiêu chuẩn của chân lí
Câu 33: Luôn vận động và đặt ra những yêu cầu mới cho nhận thức là thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn?
- A. Cơ sở của nhận thức
- B. Mục đích của nhận thức
C. Động lực của nhận thức
- D. Tiêu chuẩn của chân lí
Câu 34: Thực tiễn là động lực của nhận thức vì
A. Luôn đặt ra những yêu cầu mới
- B. Luôn cải tạo hiện thực khách quan
- C. Thường hoàn thiện những nhận thức chưa đầy đủ
- D. Thường kiểm nghiệm tính đúng đắn hay sai lầm
Câu 35: Hiện nay, một số hộ nông dân sử dụng hóa chất cấm trong chăn nuôi. Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây?
- A. Việc làm này giúp người nông dân tăng năng suất lao động
- B. Việc làm này giúp người nông dân rút ngắn thời gian chăn nuôi
C. Việc làm này đi ngược lại với mục tiêu phát triển của chủ nghĩa xã hội
- D. Việc làm này giúp người nông dân mua được thực phẩm rẻ hơn.
Câu 36: Hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới, lớp 10A có rất nhiều bạn tham gia các hoạt động bảo vệ mt do địa phương phát động, nhưng còn một số bạn không muốn tham gia. Nếu là một thành viên của lớp 10A, em chọn cách ứng xử nào dưới đây?
- A. Không tham gia vì sợ ảnh hưởng đến việc học
B. Tích cực tham gia và vận động các bạn cùng tham gia
- C. Khuyên các bạn không nên tham gia
- D. Chế giễu những bạn tham gia
Câu 37: Vào giờ sinh hoạt lớp, cô giáo nói: “Sáng chủ nhật, lớp ta cử 15 bạn tham gia dự án trồng rừng ngập mặn”. Cô giáo lấy tinh thần xung phong của các bạn trong lớp, nhưng chỉ có lác đác một số bạn giơ tay. Nếu là học sinh trong lớp, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây?
- A. Chỉ tham gia khi cô giáo chỉ định.
- B. Tìm sẵn lí do để từ chối khi cô giáo chỉ định
C. Xung phong tham gia và vận động các bạn tham gia
- D. Lờ đi, coi như không biết.
Câu 38: Sản xuất của cải vật chất là đặc trưng riêng chỉ có ở con người. Đó là quá trình lao động có
A. Mục đích
- B. Lợi ích
- C. Lợi nhuận
- D. Thu nhập
Câu 39: Hành động nào dưới đây không góp phần vào sự tiến bộ và phát triển của đất nước?
- A. Học tập để trở thành người lao động mới
- B. Tham gia bảo vệ mt
- C. Chung tay đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS
D. Chỉ thích tiêu dùng hàng ngoại
Câu 40: Hiện nay, một số hộ nông dân sử dụng hóa chất cấm trong chăn nuôi. Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây?
- A. Việc làm này giúp người nông dân tăng năng suất lao động
- B. Việc làm này giúp người nông dân rút ngắn thời gian chăn nuôi
C. Việc làm này đi ngược lại với mục tiêu phát triển của chủ nghĩa xã hội
- D. Việc làm này giúp người nông dân mua được thực phẩm rẻ hơn.
Bình luận