Tắt QC

Trắc nghiệm địa lí 9: Địa lí dân cư

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm đại lí 9: Địa lí dân cư (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đặc điểm nào của quá trình đô thị hóa là nguyên nhân gây ra tình trạng thất nghiệp ở khu vực thành thị?

  • A. Phần lớn các đô thị thuộc loại vừa và nhỏ.
  • B. Sự lan tỏa của lối sống thành thị về các vùng nông thôn.
  • C. Việc mở rộng quy mô của các thành phố.
  • D. Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh. 

Câu 2: Tỉ số giới tính thường cao ở những khu vực có hiện tượng?

  • A. chuyển cư.
  • B. xuất cư.
  • C. đô thị hóa.
  • D. nhập cư

Câu 3: Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là?

  • A. Bắc Trung Bộ.
  • B. Đồng bằng sông Hồng.
  • C. Đông Nam Bộ.
  • D. Đồng bằng sông Cửu Long. 

Câu 4: Vào cuối những năm 50 của Thế kỉ XX, nước ta bắt đầu có hiện tượng

  • A. đô thị hóa tự phát.
  • B. bùng nổ dân số.
  • C. ô nhiễm môi trường.
  • D. công nghiệp hóa.

Câu 5: Khu vực nông thôn có tỉ lệ dân số lớn hơn khu vực thành thị vì?

  • A. có diện tích rộng lớn, đặc biệt là đất ở.
  • B. có môi trường sống trong lành hơn.
  • C. hoạt động nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo, thu hút nhiều lao động. 
  • D. tập trung tài nguyên thiên nhiên còn giàu có (rừng, khoáng sản). 

Câu 6: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta có xu hướng giảm chủ yếu là nhờ?

  • A. thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.
  • B. chủ trương xóa đói giảm nghèo, phân bố lại dân cư.
  • C. làm tốt phong trào xóa mù chữ ở vùng núi và trung du.
  • D. thực hiện chủ trương đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa. 

Câu 7: Lao động nước ta không có kinh nghiệm trong ngành?

  • A. thủ công nghiệp.
  • B. cơ khí – điện tử.
  • C. trồng lúa nước.
  • D. ngư nghiệp. 

Câu 8: Hiện tượng bùng nổ dân số ở nước ta bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào?

  • A. Bắt đầu từ cuối những năm 50 và kết thúc vào những năm cuối của thế kỉ XX.
  • B. Bắt đầu từ đầu những năm 80 và kết thúc vào những năm đầu của thế kỉ XIX.
  • C. Bắt đầu từ đầu những năm 50 và kết thúc vào những năm cuối của thế kỉ XX.
  • D. Bắt đầu từ cuối những năm 80 và kết thúc vào những năm đầu của thế kỉ XIX. 

Câu 9: Đâu không phải hạn chế của nguồn lao động nước ta?

  • A. Thể lực.
  • B. Trình độ chuyên môn.
  • C. Khả năng thích ứng với thị trường.
  • D. Dồi dào và tăng nhanh. 

Câu 10: Trình độ đô thị hóa nước ta có đặc điểm gì?

  • A. Cao.
  • B. Đứng đầu khu vực Đông Nam Á.
  • C. Thấp.
  • D. Thấp nhất khu vực Đông Nam Á. 

Câu 11: Hiện nay, dân số nước ta đứng thứ bao nhiêu trên thế giới?

  • A. 13.
  • B. 15.
  • C. 14.
  • D. 10

Câu 12: Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế có sự thay đổi theo hướng?

  • A. tăng tỉ lệ lao động trong ngành công nghiệp xây dựng – dịch vụ.
  • B. giảm tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ, tăng công nghiệp – xây dựng.
  • C. tăng lỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ, giảm công nghiệp – xây dựng.
  • D. giảm tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ, tăng nông – lâm – ngư nghiệp. 

Câu 13: Tại sao dân cư nước ta vẫn tập trung phần lớn ở khu vực nông thôn?

  • A. Chính sách dân số của nhà nước.
  • B. Công nghiệp hóa – hiện đại hóa diễn ra chậm.
  • C. Khu vực nông thôn kinh tế phát triển hơn.
  • D. Điều kiện tự nhiên ở nông thôn thuận lợi hơn. 

Câu 14: Do sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ và sự hạn chế trong việc phát triển ngành nghề dẫn đến tình trạng gì ở nông thôn nước ta?

  • A. thiếu việc làm
  • B. di dân tự phát.
  • C. gia tăng dân số.
  • D. thất nghiệp trầm trọng. 

Câu 15: So sánh với quy mô dân số của các nước trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới, Việt Nam là nước có?

  • A. dân số đông.
  • B. dân số ít.
  • C. dân số trẻ.
  • D. dân số già

Câu 16: Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển con người của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là

  • A. sử dụng hợp lí nguồn lao động.
  • B. giảm tỉ lệ gia tăng dân số.
  • C. nâng cao chất lượng cuộc sống.
  • D. tăng tuổi thọ trung bình. 

Câu 17: Trước đây, tỉ số giới tính của nước ta mất cân đối do nguyên nhân chủ yếu nào?

  • A. Dịch bệnh lây lan.
  • B. Đô thị hóa tự phát.
  • C. Chiến tranh kéo dài.
  • D. Phân bố dân cư hợp lí. 

Câu 18: Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân là?

  • A. nhiệm vụ không quan trọng của thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
  • B. nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
  • C. nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển con người.
  • D. nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình đô thị hóa nước ta. 

Câu 19: Hoạt động kinh tế chủ yếu của dân cư ở quần cư nông thôn là?

  • A. dịch vụ.
  • B. nông nghiệp.
  • C. công nghiệp.
  • D. du lịch. 

Câu 20: Giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng lao động của nước ta là

  • A. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
  • B. Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa.
  • C. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
  • D. Phát triển giáo dục và đào tạo. 

Câu 21: Đâu không phải là hậu quả của vấn đề tỉ số giới tính cao?

  • A. Ảnh hưởng đến nguồn lao động trong tương lai.
  • B. Tạo nên nguồn lao động có sức mạnh.
  • C. Gia tăng tình trạng bất bình đẳng giới.
  • D. Ảnh hưởng đến vấn đề hôn nhân gia đình trong tương lai. 

Câu 22: Người Kinh ở vùng nông thôn sinh sống tập trung thành các điểm dân cư gọi là?

  • A. làng, ấp.
  • B. buôn, plây.
  • C. phum, sóc.
  • D. bản, phum. 

Câu 23: Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao biểu hiện ở?

  • A. tuổi thọ trung bình của nữ cao hơn nam.
  • B. nhóm tuổi dưới 15 tuổi ngày càng giảm.
  • C. thu nhập bình quân đầu người tăng.
  • D. trình độ lao động còn thấp. 

Câu 24: Biểu hiện của cơ cấu dân số trẻ là?

  • A. nhóm tuổi dưới 15 chiếm tỉ lệ thấp.
  • B. nhóm tuổi dưới 15 chiếm tỉ lệ cao.
  • C. nhóm tuổi trên 60 chiếm tỉ lệ cao.
  • D. tuổi thọ trung bình của người dân cao. 

Câu 25: Cho biểu đồ sau:

Nhận xét nào sau đây không đúng:

  • A. Lao động ngành nông – lâm – ngư nghiệm chiếm tỉ trọng lớn nhất và có xu hướng giảm.
  • B. Lao động ngành công nghiệp xây dựng chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng tăng. 
  • C. Lao động ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng tăng.
  • D. Lao động ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn thứ 2 và có xu hướng tăng.

Câu 26: Cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn đang thay đổi theo hướng tích cực: giảm tỉ lệ dân nông thôn, tăng tỉ lệ dân thành thị, nguyên nhân chủ yếu do:

  • A. vùng nông thôn bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, tài nguyên cạn kiệt.
  • B. kết quả của công cuộc đổi mới kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
  • C. chính sách chuyển cư của Nhà nước.
  • D. kết quả của chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình. 

Câu 27: Cho bảng số liệu:

Số dân và tỉ lệ gia tăng dân số của nước ta qua các năm

NămTổng dân số ( nghìn người)Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên(%)
200077 6351,26
200582 3921,31
201086 9471,03
201591 7130,94

Nhận xét không đúng về tình hình dân số nước ta là

  • A. Tổng số dân tăng liên tục và khá nhanh.
  • B. Dân số nước ta tăng lên khá nhanh nhưng còn biến động.
  • C. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm liên tục.
  • D. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm xuống đạt mức dưới 1%.

Câu 28: Đâu không phải tác động tiêu cực của sự phân bố dân cư không đều đối với khu vực đồng bằng?

  • A. Ô nhiễm môi trường.
  • B. Cạn kiệt tài nguyên.
  • C. Tệ nạn xã hội.
  • D. Thiếu lao động. 

Câu 29: Cho bảng số liệu sau:

Dân số nước ta phân theo thành thị và nông thôn  giai đoạn 2000 – 2015.

Năm20002015
Thành thị18725,430035,4
Nông thôn58905,560693,5

Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu dân số thành thị và nông thôn nước ta năm 2000 và 2015 là?

  • A. biểu đồ tròn.
  • B. biểu đồ cột.
  • C. biểu đồ miền.
  • D. biểu đồ đường. 

Câu 30: Trong cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế, lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng lên nhanh, nguyên nhân chủ yếu do?

  • A. Hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế và khu vực.
  • B. Nâng cao chất lượng nguồn lao động.
  • C. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
  • D. Chính sách công nghiệp hóa – hiện đại hóa. 

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác