Trắc nghiệm địa lí 8 bài 34: Các hệ thống sông lớn ở nước ta (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 8 bài 34: Các hệ thống sông lớn ở nước ta (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Hai hệ thống sông lớn ở Nam Bộ là
A. Mê Công và Đồng Nai.
- B. Mê Công và Sài Gòn.
- C. Mê Công và Đà Rằng.
- D. Mê Công và Vàm Cỏ.
Câu 2: Sông Cả đổ ra cửa biển
- A. Lạch Giang.
B. Hội.
- C. Ba Lạt.
- D. Đại.
Câu 3: Sông Ba (Đà Rằng) đổ ra biển qua cửa
- A. Lạch Trường.
- B. Đại.
C. Tuy Hòa.
- D. Hộ
Câu 4: Độ dài sông chính lớn nhất nước ta thuộc về hệ thống sông
- A. Hồng.
- B. Mê Công.
- C. Mã.
D. Đồng Nai.
Câu 5: Hàm lượng phù sa (g/m3) lớn nhất nước ta thuộc về hệ thống sông
- A. Kì Cùng - Bằng Giang.
B. Hồng.
- C. Đà Rằng.
- D. Mê Công.
Câu 6: Sông Mê Công đổ ra biển qua mấy cửa ?
- A. 8.
- B. 7.
- C. 6.
D. 9.
Câu 7: Sông Mê Công chảy qua mấy quốc gia ?
- A. 8.
- B. 7.
C. 6.
- D. 5
Câu 9: Lớn nhất vùng Đông Nam Á là hệ thống sông
- A. Xa-lu-en.
- B. I-ra-oa-đi.
- C. Hồng.
D. Mê Công.
Câu 10: Sông ngòi Nam Bộ có lũ cao nhất vào tháng
- A. 9.
- B. 8.
C. 10.
- D. 11.
Câu 11: Sông ngòi Nam Bộ có đặc điểm là
A. chế độ nước khá điều hòa.
- B. có lượng nước chảy nhỏ.
- C. ít bị ảnh hưởng của thủy triều.
- D. lòng sông rộng và nông.
Câu 12: Mùa lũ ở sông ngòi Trung Bộ từ tháng
A. 9 đến tháng 12.
- B. 8 đến tháng 11.
- C. 7 đến tháng 11.
- D. 6 đến tháng 10.
Câu 13: Sông ngòi Trung Bộ có đặc điểm là
A. chế độ nước khá điều hòa.
- B. lũ vào mùa đông.
- C. có nhiều hệ thống sông lớn.
- D. lũ tập trung nhanh và kéo dài
Câu 14: Đặc điểm nào sau đây không đúng với sông ngòi Nam Bộ ?
- A. Có lượng nước chảy lớn.
B. Chế độ nước không theo mùa.
- C. Mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11.
- D. Lòng sông rộng và sâu.
Câu 15: Sông Thái Bình không đổ ra cửa
- A. Thái Bình.
B. Trà Lí.
- C. Nam Triệu.
- D. Cấm.
Câu 16: Đặc điểm nào sau đây không đúng với sông ngòi Bắc Bộ ?
- A. Lũ tập trung nhanh và kéo dài.
- B. Các sông có dạng nan quạt.
C. Có chế độ nước khá điều hòa.
- D. Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10.
Câu 17: Hệ thống sông Hồng gồm ba sông chính là sông Hồng (sông Thao), sông Lô và sông Đà hợp lưu ở gần
- A. Tuyên Quang.
- B. Hải Phòng.
- C. Hòa Bình.
D. Việt Trì.
Câu 18: Sông ngòi Bắc Bộ có lũ cao nhất vào tháng
- A. 7.
- B. 9.
- C. 6.
D. 8.
Câu 19: Tiêu biểu cho khu vực sông ngòi Bắc Bộ là hệ thống sông
- A. Kì Cùng - Bằng Giang.
- B. Thái Bình.
- C. Mã.
D. Hồng.
Câu 20: Sông ngòi Bắc Bộ có chế độ nước
- A. rất đều.
- B. khá đồng đều.
C. rất thất thường.
- D. khá điều hòa.
Câu 21: Đâu không phải thuận lợi do sông Mê Công mang đến cho đất nước ta?
A. Mùa lũ nước dâng cao làm ngập nhà cửa, phá hoại mùa màng.
- B. Phù sa bồi đắp vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long.
- C. Giao thông đường thuỷ phát triển.
- D. Nguồn thuỷ sản lớn.
Câu 22: Sông Cửu Long không đổ ra biển bằng cửa sông
A. Ba Lạt.
- B. Bát Xắc.
- C. Hàm Luông.
- D. Trần Đề.
Câu 23: Không thuộcTrung Bộ là sông
- A. Đà Rằng.
- B. Mã.
- C. Cả.
D. Gâm
Câu 24: Không thuộc Nam Bộ là sông
- A. Tiền.
- B. Hậu.
C. Đà Rằng.
- D. Sài Gòn.
Câu 25: Không có hướng chảy Tây Bắc - Đông Nam là sông
- A. Mã.
- B. Hồng.
C. Gâm.
- D Chảy
Xem toàn bộ: Bài 34: Các hệ thống sông lớn ở nước ta
Bình luận